Bài viết dưới đây nêu ra và phân tích, so sánh quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống của một số nước trên thế giới, cùng với nhu cầu cấp thiết bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống ở Việt Nam. Từ đó người viết kiến nghị các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo, xem xét để có thể ban hành quy định cụ thể để bảo hộ cho loại nhãn hiệu đặc biệt trên. Mời các bạn tham khảo! | BẢO HỘ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH LUẬT Lê Nguyên Hạnh Khoa Luật Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD ThS. Nguyễn Chí Thắng TÓM TẮT Nhãn hiệu phi truyền thống cũng giống như những loại nhãn hiệu truyền thống khác để có thể bảo hộ loại nhãn hiệu này cũng cần xây dựng quy định về điều kiện bảo hộ riêng biệt. Trên thế giới khái niệm nhãn hiệu phi truyền thống không còn xa lạ rất nhiều quốc gia đã sớm có quy định riêng để bảo hộ loại nhãn hiệu đặc biệt này. Bài viết dưới đây nêu ra và phân tích so sánh quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống của một số nước trên thế giới cùng với nhu cầu cấp thiết bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống ở Việt Nam. Từ đó người viết kiến nghị các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo xem xét để có thể ban hành quy định cụ thể để bảo hộ cho loại nhãn hiệu đặc biệt trên. Từ khóa Điều kiện bảo hộ điều kiện bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống khả năng phân biệt nhãn hiệu phi truyền thống nhãn hiệu. 1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA Trong quá khứ nhãn hiệu bị giới hạn bởi chữ cái từ ngữ hình ảnh hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên. Sự giới hạn này có thể thấy rõ trong quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ theo khoản Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2009 thì điều đầu tiên để một nhãn hiệu được bảo hộ đó là phải là dấu hiệu nhìn thấy được hay trong Luật Nhãn hiệu hiện hành của Malaysia 4 cũng không hề đề cập đến các loại nhãn hiệu không nhìn thấy được. Theo thời gian phạm vi để một dấu hiệu có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu ngày càng được mở rộng những dấu hiệu này có thể là âm thanh mùi hương hương vị một đoạn video Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận bảo hộ cho những loại dấu hiệu này như định nghĩa về nhãn hiệu âm thanh trong Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ Luật Nhãn hiệu Úc năm 1995. Từ đó xuất hiện các khái niệm nhãn hiệu âm thanh nhãn hiệu mùi hương nhãn hiệu chuyển động và được gọi chung là nhãn hiệu phi truyền thống .