Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tích hợp giữa HRM với chiến lược kinh doanh thể hiện cách tiếp cận cụ thể hướng tới xây dựng SHRM. Rất nhiều mô hình đã được xây dựng nhằm thể hiện sự tích hợp đó và những mô hình này được phân thành ba nhóm chính: (1) nhóm mô hình tổng hợp (thể hiện các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài) (2) mô hình tổ chức (thể hiện các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong doanh nghiệp), và. | Một số mô hình quản trị chiến lược nguồn nhân lực Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tích hợp giữa HRM với chiến lược kinh doanh thể hiện cách tiếp cận cụ thể hướng tới xây dựng SHRM. Rất nhiều mô hình đã được xây dựng nhằm thể hiện sự tích hợp đó và những mô hình này được phân thành ba nhóm chính 1 nhóm mô hình tổng hợp thể hiện các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài 2 mô hình tổ chức thể hiện các mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong doanh nghiệp và 3 mô hình cụ thể hoá chỉ ra những chính sách nhân sự cụ thể phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài cụ thể của doanh nghiệp . 1. Mô hình tổng hợp Trong nhóm này có thể điểm một số mô hình được biết đến nhiều nhất bao gồm mô hình Harvard Beer Spector Lawrence Mills Walton 1985 và mô hình Colins 1994 . Mô hình Harvard được xem là một bước ngoặt lớn trong quá trình hình thành các khái niệm về chính sách nhân sự. Nó đưa ra bốn phương án xây dựng chính sách 1 những ảnh hưởng tới nhân sự 2 dòng luân chuyển nhân sự 3 các hệ thống thưởng phạt và 4 các hệ thống công việc. Mô hình Harvard đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các bên liên quan những người có quyền lợi liên quan đến quá trình thực hiện và kết quả của các chính sách nhân sự. Tuy nhiên nó chưa nêu bật quy trình xây dựng và thực hiện các chính sách HRM. Trong khi đó Colins 1994 sử dụng khung hệ thống để miêu tả mối liên hệ giữa các yếu tố có tính quyết định đến đến SHRM. Hình 1 . Mô hình này xác định một số yếu tố chính gắn với việc tạo ra sự tích hợp bên trong và bên ngoài bao gồm nhiệm vụ chiến lược cơ cấu tổ chức văn hoá đặc tính lao động và các chính sách nhân sự. Hiệu quả có được từ sự tích hợp giữa chính sách HRM với chiến lược kinh doanh là lợi tức thị phần chất lượng sản phẩm hình ảnh doanh nghiệp tính sáng tạo năng suất lao động đạo đức nghề nghiệp và doanh thu. Điểm yếu của mô hình này là nó chưa trả l câu hỏi chiến lược và chính sách nhân sự nào thì phù hợp với một chiến lược kinh doanh hay cơ cấu tổ chức cụ thể. Ngoài ra nó