Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay; Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang; Quan điểm, mục tiêu, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ MAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ MAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Ngành Chính sách công Mã số 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC . CAO THU HẰNG HÀ NỘI 2021 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói An Giang là tỉnh duy nhất trong khu vực Tây Nam bộ có đồng bào Chăm sinh sống cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy văn hóa của An Giang luôn mang nhiều dấu ấn đậm nét và phong phú sắc màu độc đáo của các dân tộc cộng cư trên địa bàn. Phát triển văn hóa thì không thể nào bỏ qua việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Vì đó là thành tố không thể thiếu là một bộ phận trong hệ thống của văn hóa là một phần quan trọng làm nên nét độc đáo và bản sắc riêng của văn hóa tộc người. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm qua Tỉnh ủy Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã đề ra nhiều chính sách liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm. Nhờ đó nhận thức về văn hóa của các cấp các ngành được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy. Sản phẩm văn hóa văn học nghệ thuật ngày càng phong phú hơn. Nhiều phong trào hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể thiết thực. Nhiều di sản văn hóa vật thể trong tỉnh được bảo tồn tôn tạo. Đội ngũ làm công tác văn hóa văn nghệ có nhiều tiến bộ trong thực thi công vụ. Tuy nhiên theo đánh giá của tỉnh An Giang qua 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Chăm còn của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số di sản văn hóa của dân tộc Chăm do không thực hiện bảo tồn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.