Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển Hợp tác xã nông nghiệp; Thực trạng thực hiện chính sách phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân; Giải pháp thực hiện chính sách phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân giai đoạn 2021 - 2025. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - NGUYỄN THANH KIỀU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ TÂN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - NGUYỄN THANH KIỀU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ TÂN TỈNH AN GIANG Ngành Chính sách công Mã số 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGUYỄN TRỌNG XUÂN Hà Nội - 2021 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác xã nông nghiệp là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến hiện diện ở hầu hết các quốc gia kể cả quốc gia đang phát triển và phát triển. Đây là mô hình hoạt động có hiệu quả giúp liên kết những tổ chức cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp có cùng mục tiêu hợp tác hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất nhằm giảm chi phí giá thành tăng năng suất hiệu quả sản xuất và tạo sự cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với cả nước và tỉnh An Giang các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp được củng cố đổi mới về tổ chức và hoạt động theo đó đã xuất hiện một số mô hình tiêu biểu tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động phục vụ tốt nhu cầu của xã viên từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội ổn định chính trị của địa phương. Tuy nhiên hoạt động của nhiều hợp tác xã nông nghiệp vẫn còn hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao dịch vụ còn đơn lẻ kiến thức năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý điều hành còn hạn chế lợi ích mang lại cho thành viên chưa nhiều chưa phát huy vai trò đầu mối trong liên kết sản xuất tiêu thụ vai trò quản lý nhà nước đối với hợp