Luận văn trình bày những nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận về tranh chấp lao động cá nhân và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân; Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân; Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tỉnh Đồng Nai và giải pháp. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - - TRẦN VĂN GIÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội năm 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - - TRẦN VĂN GIÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI Ngành Luật kinh tế Mã số 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN THỊ THANH HUYỀN Hà Nội năm 2021 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng Nai là trung tâm công nghiệp của cả nước và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm qua nền kinh tế của Đồng Nai ngày càng phát triển tốc độ tăng trưởng mạnh sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng thu hút khá đông nhà đầu tư và lực lượng lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi số lượng doanh nghiệp người lao động tăng thì tiềm ẩn khả năng xung đột quyền lợi và thực tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Đồng Nai đang bộc lộ mâu thuẫn xung đột và ngày càng phức tạp. Nguyên nhân là do tranh chấp về lợi ích kinh tế ngày càng tăng. Số lượng vụ án tranh chấp lao động ở Đồng Nai chiếm tỷ lệ lớn trên cả nước trong khi nội dung các tranh chấp này đã được pháp luật điều chỉnh nhưng các bên vẫn không vận dụng tốt để bảo vệ quyền lợi của mình dẫn đến tranh chấp phát sinh. Trong thời gian qua cả thế giới chịu ảnh hưởng của dịch Covid nền kinh tế thiệt hai nặng nề các tranh chấp giữa người sử dụng lao động với người lao động ngày càng tăng do mâu thuẫn về tiền lương về chấm dứt hợp đồng. Trong khi đó Chính phủ đang kêu gọi các giải pháp vực dậy nền kinh tế sau dịch. Để kinh tế của đất nước nói chung của Đồng Nai nói riêng được phục hồi thì trước tiên các doanh nghiệp phải ổn định nội bộ doanh nghiệp phải đi vào trật tự trên dưới đồng lòng nghĩa là trong doanh nghiệp không thể có tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động. Qua thời gian thực hiện Bộ luật Lao động năm .