Bài giảng Kiểm tra và phân tích vật liệu dệt - Phần 8: Kiểm tra và thí nghiệm vải có nội dung trình bày giới thiệu về việc kiểm tra và thí nghiệm trên vải, mục tiêu của thí nghiệm và kiểm tra vải, lý do chính để phải thực hiện các quy trình thí nghiệm và kiểm tra vải, . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng. | Đại học Quốc gia Tp. HCM Trường đại học Bách Khoa Tp. HCM Khoa Cơ Khí Bộ môn Kỹ thuật Dệt may Kiểm tra và phân tích vật liệu dệt 1 Phần 8 Kiểm tra và thí nghiệm v ải I. Giới thiệu Kiểm tra và thí nghiệm trên vải đóng vai trò quan trọng để kiểm soát chất lượng của sản phẩm nhằm đảm bảo các tiêu chí được đưa ra và đánh giá phẩm chất của vật liệu dệt. Quy trình nhằm cung cấp thông tin đối với tính chất vật lý hoặc cấu trúc hóa học và ngoại quan của vải. Vải được sản xuất với nhiều mục đích sử dụng khác nhau 2 I. Giới thiệu Mục tiêu của thí nghiệm và kiểm tra vải. 3 I. Giới thiệu Lý do chính để phải thực hiện các quy trình thí nghiệm và kiểm tra vải Ø Kiểm soát sản phẩm Ø Kiểm soát nguyên vật liệu Ø Kiểm soát quy trình Ø Lưu trữ thông tin phân tích 4 I. Giới thiệu Tại sao kiểm tra và thí nghiệm trên vải lại quan trọng Ø Phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng Ø Phải đảm bảo chất lượng cho thị trường mà công ty đang phải cạnh tranh gay gắt Ø Nhằm kiểm soát quy trình sản xuất và các loại chi phí 5 I. Giới thiệu Hai công việc quan trọng nhất đối với kiểm soát chất lượng Ø Tiến hành thí nghiệm thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn để kết quả thu thập sẽ được so sánh. Ø Kiểm tra đánh giá các đặc tính bằng cách quan sát. 6 I. Giới thiệu Các tiêu chuẩn thí nghiệm đối với vải phổ biến hiện nay Ø American Society for Testing and Materials ASTM Ø American Association for Textile Chemists and Colorists AATCC Ø International Standard Organization ISO Ø Bureau of Indian Standards BIS 7 I. Giới thiệu Độ chuẩn xác accuracy và độ chính xác precision Độ chính xác sự thống nhất kết quả thu được từ một phương pháp đo. Kiểm tra mức độ phân tán kết quả của một phép đo được thực hiện nhiều lần. Độ chuẩn xác sự thống nhất giữa kết quả thực của một tính chất với giá trị trung bình của các lần đo được thực hiện theo cách tốt nhất. 8 I. Giới thiệu Độ chuẩn xác accuracy và độ chính xác precision 9 I. Giới thiệu Điều kiện tiêu chuẩn để tiến hành thí nghiệm Để so sánh tin cậy giữa các vật liệu và .