Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá kết quả khảo nghiệm một số dòng Bạch đàn uro và Keo lai tại các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang và Tuyên Quang

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá được tình hình sinh trưởng, năng suất rừng trồng các dòng Bạch đàn uro PN10, PN46, PN47 và dòng Keo lai tự nhiên KL2 tại các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang và Tuyên Quang. Đề xuất được các giống cây trồng rừng sản xuất cho các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang và Tuyên Quang. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP _ HÀ NGỌC ANH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN URO VÀ KEO LAI TẠI CÁC TỈNH PHÚ THỌ BẮC GIANG VÀ TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2010 ĐẶT VẤN ĐỀ Davidson 1996 khi nghiên cứu so sánh vai trò của cải thiện giống và các biện pháp kĩ thuật lâm sinh như thành phần ruột bầu làm đất bón phân làm cỏ . từ giai đoạn vườn ươm đến rừng trồng tuổi 6 cho keo và bạch đàn trên một số lập địa ở một số nước nhiệt đới đã đi đến nhận xét rằng Trong giai đoạn vườn ươm và một năm đầu sau trồng cải thiện giống chỉ chiếm 15 năng suất đến năm thứ ba cải thiện giống đã tăng lên 50 đến năm thứ sáu cải thiện giống chiếm đến 60 năng suất 43 . Vì vậy cải thiện giống cây rừng nhằm không ngừng nâng cao năng suất chất lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác đã được thực hiện đối với ngành Lâm nghiệp nước ta trong nhiều năm qua. Đối với rừng trồng thâm canh giống được xác định là một trong những khâu quan trọng nhất Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng 2003 17 . Ở Việt Nam công tác giống chỉ được đẩy mạnh và thu được nhiều thành quả kể từ những năm 1990 trở lại đây. Đây là thời kỳ chúng ta có điều kiện xây dựng các khảo nghiệm giống trên các vùng sinh thái chính. Ngoài việc tiếp tục theo dõi và mở rộng các khảo nghiệm loài và xuất xứ chọn lọc cây trội sinh trưởng nhanh có chất lượng thân cây tốt đã được thực hiện để phục vụ cho công tác trồng rừng. Đặc biệt sử dụng giống lai tự nhiên và lai giống đã thật sự có thành tựu nổi bật khi phát hiện chọn lọc và khảo nghiệm một số dòng keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm có năng suất cao gấp 1 5 - 3 0 lần các loài cây bố mẹ Lê Đình Khả 1999 11 lai tạo được một số tổ hợp lai và chọn lọc được một số dòng vô tính có năng suất cao giữa hai loài cây này cũng như giữa các loài bạch đàn. Đối với vùng Trung tâm Bắc bộ để góp phần phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy các khảo nghiệm chọn giống keo và bạch đàn đã được Trạm nghiên cứu cây có sợi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    58    1    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.