Một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo màng phủ chống mờ cho kính quang học

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo màng và tính chất của màng phủ chống mờ cho kính quang học trên cơ sở hợp chất cơ silic. Một số tính chất của màng phủ như góc tiếp xúc giọt nước, chiều dày màng, độ truyền quang được nghiên cứu bằng các phương pháp đo góc tiếp xúc giọt nước, kính hiển vi lực nguyên tử (AFM), máy quang phổ UV-2550 và các tính chất cơ lý khác. | Hóa học amp Môi trường MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH TẠO MÀNG PHỦ CHỐNG MỜ CHO KÍNH QUANG HỌC Đào Xuân Phúc1 Bùi Văn Tài2 Phạm Thị Phượng2 Mai Văn Phước2 Đào Thế Nam2 Phan Thị Dinh2 Phạm Tuấn Anh2 Ngô Minh Tiến2 Phạm Gia Quyết3 Đỗ Cao Thắng4 Vũ Ngọc Doãn4 Vũ Minh Thành1 Tóm tắt Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo màng và tính chất của màng phủ chống mờ cho kính quang học trên cơ sở hợp chất cơ silic. Một số tính chất của màng phủ như góc tiếp xúc giọt nước chiều dày màng độ truyền quang được nghiên cứu bằng các phương pháp đo góc tiếp xúc giọt nước kính hiển vi lực nguyên tử AFM máy quang phổ UV-2550 và các tính chất cơ lý khác. Kết quả cho thấy với điều kiện tạo màng bằng phương pháp quét ở nhiệt độ phòng thời gian để khô 2 giờ thu được màng phủ có cấu trúc đồng nhất chiều dày màng đạt 0 0113 µm góc tiếp xúc giọt nước lớn hơn 115o. Từ khóa Kính quang học Màng phủ chống mờ Hợp chất cơ silic. 1. MỞ ĐẦU Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa có đường bờ biển trải dọc theo chiều dài đất nước với trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ đây là điều kiện thuận lợi để cho nấm mốc phát triển gây ăn mòn vũ khí trang bị kỹ thuật nói chung và kính quang học nói riêng. Để hạn chế quá trình này đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các phương pháp bảo quản ứng dụng để chống mờ mốc cho kính ngắm quang học như sử dụng khí trơ để bảo quản chế phẩm chống mốc hòm hộp bao gói kín 1 2 . Tuy nhiên kính sau bảo quản đưa vào sử dụng thường bị mờ đặc biệt khi sử dụng trong môi trường biển đảo. Nguyên nhân mờ có thể do trong quá trình sử dụng kính bị tác động của môi trường dẫn đến hở buồng kính làm thâm nhập hơi nước và đọng ẩm trên bề mặt kính tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và chúng sẽ tiết ra các axit hữu cơ như axit oxalic citric gluconic gây ăn mòn kính dẫn đến mờ kính. Hơi muối trong môi trường biển đảo đọng trên bề mặt kính cũng gây ăn mòn dẫn đến mờ kính . Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu chế tạo hệ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
69    61    1    23-04-2024
45    75    1    23-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.