Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm sử dụng mô hình lập trình tuyến tính nâng cao để đề xuất cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tối ưu lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư sử dụng số liệu dự án đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước sạch liên xã Trung Đông, Trực Tuấn huyện Trực Ninh; xã Nam Thanh huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Mời các bạn cùng tham khảo! | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH GIỮA KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ KHU VỰC TƯ NHÂN TRONG DỰ ÁN CẤP NƯỚC TẬP TRUNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Đoàn Thế Lợi Nguyễn Tuấn Anh Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi Nguyễn Hữu Dũng Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung nông thôn ngày càng lớn trong khi ngân sách nhà nước hạn chế không đáp ứng yêu cầu thì giải pháp đầu tư theo hình thức đối tác công tư có vài trò và vị trí quan trọng để giải quyết vấn đề này. Để thu hút khu vực tư nhân đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì việc cân bằng lợi ích giữa Nhà nước nhà đầu tư là nhân tố quan trọng nhất. Bài báo sử dụng mô hình lập trình tuyến tính nâng cao để đề xuất cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu nhằm tối ưu lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư sử dụng số liệu dự án đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước sạch liên xã Trung Đông Trực Tuấn huyện Trực Ninh xã Nam Thanh huyện Nam Trực tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn chủ sở hữu tối ưu là 20 phần tham gia của nhà nước khoảng từ 28 32 đến 51 97 so với tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các bên liên quan như doanh nghiệp dự án cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức tài chính cho vay ngân hàng tham khảo khi lựa chọn dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực cấp nước tập trung nông thôn ở Việt Nam. Từ khóa Vốn chủ sở hữu quan hệ đối tác công - tư công trình cấp nước tập trung nông thôn Summary The demand for investment in the construction of rural water supply schemes is increasing while the state budget is limited to meet the requirements the solution of investment in the form of public- private partners has several roles and important positions to solve this problem. In order to attract the private sector to invest in the form of public-private partnerships the balance of benefits between the public and private sectors is the most important factor. The paper uses Enhanced Linear Programming ELP to propose a structure of equity to