Bài viết này phân tích quan niệm về dân tộc từ nhiều trường phái lý thuyết khác nhau như trường phái nguyên thủy luận, thuyết văn hóa, trường phái diễn giải luận, thuyết diễn giải xã hội, thuyết công cụ, thuyết tích hợp và một số xu hướng trong nghiên cứu dân tộc trong thời gian gần đây. Mời các bạn cùng tham khảo! | Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung Số 04 60 - 2019 29 Dân tộc và chủ nghĩa quốc gia dân tộc Quan niệm và tiếp cận nhìn từ các nghiên cứu quốc tế Vũ Thái Hạnh Học viện Chính trị khu vực III Email liên hệ vuthaihanh@ Phạm Thị Thanh Phương Học viện Chính trị khu vực III Tóm tắt Trên thế giới các tiếp cận về dân tộc và chủ nghĩa quốc gia dân tộc rất đa dạng. Bài báo phân tích quan niệm về dân tộc từ nhiều trường phái lý thuyết khác nhau như trường phái nguyên thủy luận thuyết văn hóa trường phái diễn giải luận thuyết diễn giải xã hội thuyết công cụ thuyết tích hợp và một số xu hướng trong nghiên cứu dân tộc trong thời gian gần đây. Đồng thời bài báo cũng phân tích những nhận định của các nhà nghiên cứu về chủ nghĩa quốc gia dân tộc trong bối cảnh hiện nay luận giải những diễn biến và xu hướng biến đổi phức tạp của chủ nghĩa quốc gia dân tộc trong bối cảnh quốc tế hóa. Kết quả nghiên cứu này khẳng định rằng cần thiết phải xây dựng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và không ngừng tăng cường tiềm lực quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa Dân tộc Chủ nghĩa quốc gia dân tộc. Abstract There are many concepts of ethnicity and nationalism with variety of approaches in international researches. This article analyzes concepts from theoretical perspectives and approaches such as the primordialist school culturalist perspective the constructionist school social constructionist perspective the instrumentalist school an integrated approach and the trend of ethnic research in recent time. In addition the article analyzes the views of international researchers on nationalism explaining the complicated changes and trends of nationalism in the current context of internationalization. The results confirm that it is necessary to consolidate the power of great national unity and to continuously enhance national potentials and strength in the context of international integration. Keywords Ethnicity Nationalism. Ngày nhận bài 2 7 2019 Ngày duyệt đăng 26 8 2019 1. Đặt vấn đề