Bài viết này trình bày về tư sản người Việt ở Nam kỳ trước năm 1914 tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh với phương thức đa dạng như tự thành lập, tổ chức liên kết với tư sản trong và ngoài nước. Mời các bạn cùng tham khảo! | Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung Số 03 71 - 2021 41 Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Nguyễn Thế Hồng Trường Đại học Đồng Tháp Trần Xuân Hiệp Trường Đại học Duy Tân Email liên hệ hiepdhdt@ Tóm tắt Tư sản người Việt ở Nam kỳ trước năm 1914 tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh với phương thức đa dạng như tự thành lập tổ chức liên kết với tư sản trong và ngoài nước. Mặc dù phải chịu sự canh tranh chèn ép bởi tư sản nước ngoài nhưng qua các hoạt động kinh tế đã để lại nhiều bài học quý báu cho bản thân tư sản người Việt trong đó nổi bật là các giá trị thuộc về đạo đức kinh doanh như làm giàu chính đáng biết giữ chữ tín chú trọng chất lượng sản phẩm. Từ khóa kinh tế tư sản người Việt Nam kỳ năm 1914. Economic activities of Vietnamese bourgeoisie in Southern Vietnam before World War I Abstract Before 1914 Vietnamese bourgeoisie in Southern Vietnam also known as French Cochinchina participated actively in producing and trading with various forms such as self-employment or in association with other domestic and foreign bourgeoisie. Despite being competed hindered and blocked by foreign bourgeoisie through trading Vietnamese bourgeoisie learnt valuable lessons particularly values of business ethics such as legal and legitimate businesses prestige and product quality. Keywords economics bourgeoisie the Vietnamese French Cochinchina 1914. Ngày nhận bài 01 03 2021 Ngày duyệt đăng 10 06 2021 1. Đặt vấn đề Nửa cuối thế kỷ XIX trước nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây nhiều nước châu Á vượt qua rào cản xã hội đương thời chọn con đường cải cách duy tân và thành công như Nhật Bản là trường hợp điển hình một số nước khác chọn cách đóng cửa và kết quả là trở thành thuộc địa. Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và con đường cứu nước bằng bạo động vũ trang không thành công vì thế nhiều sĩ phu yêu nước tiến bộ đề xuất canh tân đất nước. Tư tưởng canh tân xuất phát từ việc chịu ảnh