Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb. – họ Zingiberaceae) là dược liệu đã được công bố có hoạt tính kháng viêm, giảm nguy cơ xơ vữa tim mạch, chống oxy hóa và kháng ung thư. Nhằm mục tiêu sản xuất viên nén Ngải trắng (NT), cao khô sấy phun NT đã được nghiên cứu điều chế. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện nhược điểm của cao khô sấy phun NT, ứng dụng làm nguyên liệu dập thẳng. | Y Học TP. Hồ Chí Minh Tập 24 Số 2 2020 Nghiên cứu CẢI THIỆN TÍNH CHẤT CAO KHÔ NGẢI TRẮNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY PHUN LÀM NGUYÊN LIỆU DẬP THẲNG Trần Toàn Văn Võ Thanh Hóa Nguyễn Đức Hạnh TÓM TẮT Mở đầu Ngải trắng Curcuma aromatica Salisb. họ Zingiberaceae là dược liệu đã được công bố có hoạt tính kháng viêm giảm nguy cơ xơ vữa tim mạch chống oxy hóa và kháng ung thư. Nhằm mục tiêu sản xuất viên nén Ngải trắng NT cao khô sấy phun NT đã được nghiên cứu điều chế. Tuy nhiên giống như các sản phẩm cao khô sấy phun khác trên thị trường cao khô sấy phun NT hiện nay có một số nhược điểm như dễ hút ẩm và lưu tính kém. Vì vậy đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện nhược điểm của cao khô sấy phun NT ứng dụng làm nguyên liệu dập thẳng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Bảy mẫu cao khô sấy phun NT được điều chế bằng 2 phương pháp trộn vật lý cao khô sấy phun NT với tá dược và phương pháp độn tá dược vào dịch sấy phun NT sử dụng tá dược maltodextrin MAL hoặc silicon dioxid SD theo tỷ lệ 30 hoặc 10 kl kl . Các mẫu cao khô NT được khảo sát các đặc điểm như hình thái bột tính hút ẩm và lưu tính góc nghỉ tốc độ chảy chỉ số nén và tỷ số Hausner . Mẫu cao NT có sự cải thiện tốt nhất tính hút ẩm và lưu tính được chọn làm nguyên liệu để điều chế viên nén bằng phương pháp dập thẳng ở quy mô 500 viên. Viên nén được đánh giá các chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng độ rã độ cứng và độ mài mòn. Kết quả Cao khô sấy phun NT nguyên bản không phối hợp tá dược có tính hút ẩm mạnh và lưu tính kém. Khi phối hợp với 30 tá dược MAL cả hai phương pháp điều chế cao NT đều cải thiện tính hút ẩm so với cao nguyên bản. Phương pháp trộn vật lý cao khô sấy phun NT với MAL có lưu tính tốt hơn phương pháp độn MAL vào dịch sấy phun NT. Độn 30 SD hoặc 10 SD vào dịch sấy phun NT giúp cải thiện tính hút ẩm và lưu tính tốt hơn so với phương pháp trộn vật lý ở cùng tỷ lệ tá dược. Trong đó phương pháp độn 10 tá dược SD vào dịch sấy phun mẫu 10S có sự cải thiện tốt tính hút ẩm lưu tính và cao NT ít bị pha loãng .