Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc tuyển chọn máy móc, thiết bị làm đất nói chung và phay đất trồng lúa nói riêng. Trên cơ sở đó tiến hành tuyển chọn loại máy kéo để làm đất trồng lúa cho Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - LÊ BÁ DẦN TUYỂN CHỌN MÁY KÉO ĐỂ PHAY ĐẤT TRỒNG LÚA CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Hà Nội 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - LÊ BÁ DẦN TUYỂN CHỌN MÁY KÉO ĐỂ PHAY ĐẤT TRỒNG LÚA CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG CẦN THƠ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÁY VÀ THIẾT BỊ CƠ GIỚI HÓA NÔNG - LÂM NGHIỆP Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN BỈ Hà Nội 2011 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc cơ cấu kinh tế có chiều hướng tăng tỷ trọng về dịch vụ và công nghiệp. Nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước nhà. Việt Nam một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với hàng triệu tấn gạo được bán ra nước ngoài mỗi năm. Sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế của nước nhà nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ manh mún. Với một tỷ lệ dân số cao sống ở nông thôn có mức thu nhập thấp diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất canh tác để phát triển tương xứng với vai trò trong nền kinh tế giảm lao động nặng nhọc và nâng cao thu nhập cho người nông dân bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất hình thành các vùng chuyên canh rộng lớn thì thực hiện cơ giới hóa là rất cần thiết. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất đồng bằng phì nhiêu rộng lớn có điện tích tự nhiên 3 973 000 ha với các loại cây trồng chủ yếu lúa hoa màu cây ăn trái. Trong đó lúa là cây trồng chủ lực với diện tích trên hai triệu ha năm 2009 cho sản lượng 20 633 triệu tấn chiếm hơn 80 lượng lúa xuất khẩu của cả nước. Để đáp ứng cho quá trình canh tác người dân đã từng bước áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Hầu hết những khâu sản xuất nặng nhọc đã được cơ giới hóa giải phóng sức lao động chân tay mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Một trong những khâu nặng nhọc trong quá trình sản xuất nông nghiệp đã được người dân ở