Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định được một số cơ sở khoa học nhằm chuyển hóa rừng Keo lá tràm, Thông mã vĩ thành rừng hỗn loài với đa số loài cây lá rộng bản địa để phát triển rừng bền vững cả về kinh tế và sinh thái môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGUYỄN ĐỨC VINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TẦNG CÂY CAO ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY BẢN ĐỊA DƯỚI TÁN RỪNG TẠI RỪNG THỰC NGHIỆM NÚI LUỐT XUÂN MAI CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học . Nguyễn Thế Nhã Hà Nội - Năm 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu nghiên cứu thực nghiệm núi Luốt Trường Đại học Lâm nghiệp có diện tích là 130 ha. Trước kia nơi đây toàn là Sim Mua Cỏ tranh Cỏ lào và cây bụi nhỏ. Từ năm 1985 - 1986 trường Đại học Lâm nghiệp đã triển khai trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các loài cây Thông Keo Bạch đàn Đến năm 1995 - 1996 Trung tâm NCTN amp PT rừng đã triển khai trồng thử các loài cây bản địa được sưu tầm ở khắp nơi và trồng bổ sung vào năm 1996 - 2002. Trong những năm qua rừng trồng Thông mã vĩ và Keo lá tràm đã khép tán. Tiểu hoàn cảnh rừng đã được thiết lập đất đai bước đầu đã phục hồi được độ phì. Các loài cây bản địa đã được 9 - 16 tuổi một số loài sinh trưởng tương đối nhanh và có triển vọng tốt. Tầng cây cao trong khu vực đã được tỉa thưa một lần để loại bỏ những cây sinh trưởng kém vì thế mật độ và độ tàn che ở khu vực không cao lắm. Mặc dù vậy tầng cây cao trong khu vực này đang có những ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng của các loài cây bản địa. Các loài cây bản địa thường sinh trưởng thích hợp trong điều kiện chịu bóng khi tuổi còn nhỏ nhưng trong giai đoạn hiện nay nhu cầu ánh sáng và dinh dưỡng của chúng đã tăng lên. Do đó tầng cây cao đã có những ảnh hưởng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến sinh trưởng của chúng và sự tồn tại của lâm phần. Vì thế hiện nay trong khu vực này đang tồn tại mâu thuẫn giữa tầng cây bản địa phía dưới và tầng cây cao phía trên về nhu cầu dinh dưỡng và ánh sáng. Cho nên việc nghiên cứu sinh trưởng cây bản địa cũng như những ảnh hưởng của các nhân tố như độ tàn che chiều cao tầng cây trên. đến sinh trưởng cây bản địa ở tầng dưới là hợp lý từ đó làm cơ sở xác .