Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về vùng sống và tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển loài Voọc quý hiếm này tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - MAI SỸ LUÂN NGHIÊN CỨU TẬP TÍNH SỬ DỤNG VÙNG SỐNG CỦA HAI CÁ THỂ VOỌC CÁT BÀ Trachypithecus poliocephalus TROUESSART 1911 TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - MAI SỸ LUÂN NGHIÊN CỨU TẬP TÍNH SỬ DỤNG VÙNG SỐNG CỦA HAI CÁ THỂ VOỌC CÁT BÀ Trachypithecus poliocephalus TROUESSART 1911 TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ HẢI PHÒNG Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng Mã số 60620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐỒNG THANH HẢI Hà Nội 2013 i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và rèn luyện khóa học Cao học Lâm nghiệp K19b 2011 - 2013 đã bước vào giai đoạn kết thúc. Được sự nhất trí của của nhà trường và Khoa đào tạo Sau đại học tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài Nghiên cứu tập tính sử dụng vùng sống của hai cá thể Voọc Cát Bà Trachypithecus poliocephalus Trouessart 1911 tại Vườn Quốc gia Cát Bà Hải Phòng . Sau gần một năm thực hiện đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Đồng Thanh Hải người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo thuộc khoa Đào tạo Sau đại học Khoa QLBVTNR Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà Vườn thú Munster đã động viên giúp tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các nhân viên trạm Kiểm lâm Giỏ Cùng Vạn Trà cán bộ Vườn Quốc gia Cát Bà cùng bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ động viên và chia sẻ với tôi một phần công việc trong những ngày thu thập số liệu tại hiện trường. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện tuy nhiên do đối tượng nghiên cứu là loài ngoài tự nhiên vì vậy rất khó thu thập số liệu một cách đầy đủ. Hơn nữa do điều kiện về thời gian