Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông Cầu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất được giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông Cầu, nhằm góp phần ổn định dòng sông và giảm ô nhiễm nguồn nước. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - TRẦN THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI RỪNG PHÒNG HỘ VEN BỜ TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC LƯU VỰC SÔNG CẦU Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHÙNG VĂN KHOA Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói chưa khi nào vai trò của rừng lại được tôn vinh như hiện nay - trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này chứng tỏ rằng ngoài các giá trị về kinh tế văn hóa khoa học thì rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ môi trường điều hòa khí hậu góp phần nuôi dưỡng sự sống trên trái đất. Quả không sai câu tục ngữ Rừng vàng biển bạc . Bởi trên trái đất này liệu còn có gì quý hơn vàng bạc ấy Song những năm gần đây sự bùng nổ dân số nhu cầu phát triển kinh tế con người đang gia tăng sức ép vào rừng và tàn phá tài nguyên rừng ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam được đánh giá là đất nước có tài nguyên rừng nhiệt đới vô cùng phong phú và đa dạng nhưng đồng thời cũng là một trong những quốc gia có tốc độ phục hồi rừng nhanh trên thế giới. Tuy nhiên điều đáng quan ngại hiện nay là sự suy thoái rừng tự nhiên nhất là rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn và ven bờ sông suối lại đang ở mức báo động. Lưu vực sông Cầu là một điển hình về sự mất rừng phòng hộ đầu nguồn trong số đó với tốc độ mất rừng là 1 - 2 năm độ che phủ rừng của các tỉnh thuộc vùng đầu nguồn lưu vực sông Cầu chưa đạt 30 trong khi độ che phủ của vùng cần thiết phải là trên 50 Bộ Tài nguyên và Môi trường Uỷ Ban sông Cầu 2000 . Thêm vào đó là sự khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên đất nước khoáng sản để phục vụ phát triển dân sinh kinh tế của hàng triệu dân trên toàn lưu vực đã gây ra các hiện tượng ô nhiễm xói lở bồi lấp thuỷ vực. Bên cạnh đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên cảnh quan hai bên bờ sông cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân vùng ven bờ cũng như sự phát triển bền vững của toàn lưu vực .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.