Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp và bổ sung thêm thông tin về vùng sống và tập tính sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch () ở Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGUYỄN BÁ QUYỀN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÙNG SỐNG CỦA VOỌC MŨI HẾCH Rhinopithecus avunculus Dollman 1912 Ở KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VOỌC MŨI HẾCH KHAU CA TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus Dollman 1912 là một trong 4 loài Linh trưởng đặc hữu của Việt Nam góp mặt trong danh sách 25 loài Linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới 46 . Về tình trạng bảo tồn hiện tại Voọc mũi hếch đều được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp CR trong Sách Đỏ IUCN 2010 http và Sách Đỏ Việt Nam 2007 thuộc nhóm IB Nghị định số 32 2006 NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ 1 . Theo báo cáo trước đây Vọoc mũi hếch phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng Đông bắc Việt Nam bao gồm Tuyên Quang Hà Giang Bắc Kạn Yên Bái 11 . Tuy nhiên những ghi nhận gần đây cho thấy Vọoc mũi hếch chỉ còn ở một số khu vực sau Khu vực Tát Kẻ Bản Bung đều thuộc KBTTN Na Hang tỉnh Tuyên Quang 17 50 22 23 khu vực Khau Ca khu vực Tùng Vài tỉnh Hà Giang 35 34 5 22 23 7 . Hiện tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vọoc mũi hếch Khau Ca được coi là nơi nuôi dưỡng quần thể Voọc mũi hếch lớn nhất ở Việt Nam với khoảng 90 cá thể 22 . Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái thành phần thức ăn tập tính vận động của Voọc mũi hếch được công bố. Kết quả nghiên cứu đã bổ xung những hiểu biết về sinh thái và tập tính của loài. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đề cập tới kích thước và sử dụng vùng sống của loài này vẫn còn khá ít về cả số lượng và nội dung nghiên cứu. Một số tác giả đã đề cập tới sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc ước tính kích thước vùng sống và mô tả vị trí một vài nơi ngủ của chúng 17 11 4 22 . Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng kích thước vùng sống của Voọc mũi hếch trong khoảng từ 3 5 đến 10 km2 17 11 4 . Hiện tại chưa có báo cáo công bố nào đề cập tới độ dài di chuyển trong ngày của Voọc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
476    17    1    26-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.