Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn Ngọc Sơn - Ngổ Luông cũng như của cả khu vực hành lang xanh Cúc Phương – Pù Luông. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - NGUYỄN CHÍ THÀNH NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA KHU HỆ CHIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN - NGỔ LUÔNG TỈNH HOÀ BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới đặc biệt là hệ động vật rừng trong đó nổi bật là các loài chim. Theo thống kê đến nay số loài chim đã biết của Việt Nam là 874 loài Nguyễn Cử 2005 trong số đó có nhiều loài đặc hữu như Gà lôi lam Hà Tĩnh Lophura hatinhensis Gà so cổ hung Arborophila davidi Cùng với việc phát hiện ra 3 loài chim mới trong những năm cuối thế kỷ 20 là Khướu Ngọc Linh Garrulax ngoclinhensis Khướu vằn đầu đen Actinodura sodangorum và Khướu Kon Ka Kinh Garrulax kongkakingensi đã cho thấy tài nguyên động vật nói chung và chim nói riêng của Việt Nam rất đa dạng phong phú và còn nhiều bí ẩn để khám phá. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông KBTNSNL được thành lập năm 2004 nằm phía Tây Nam của tỉnh Hoà Bình với tổng diện tích là ha trên địa bàn của 7 xã Ngọc Sơn Tự Do Ngọc Lâu Tân Mỹ huyện Lạc Sơn và Ngổ Luông Nam Sơn Bắc Sơn huyện Tân Lạc tỉnh Hoà Bình. Đây được coi là khu vực hành lang xanh nối liền Vườn Quốc gia VQG Cúc Phương tỉnh Ninh Bình đến Khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hoá là một mắt xích quan trọng trong tổ hợp các khu bảo vệ từ VQG Cúc Phương đến biên giới Việt Lào. KBTNSNL là khu vực được đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi điển hình và độc đáo của Việt Nam là khu vực tiêu biểu cho sự chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích rừng tự nhiên lớn tập trung đa dạng về hệ động thực vật. Đặc biệt khu vực nằm trong vùng phân bố của nhiều loài quý hiếm có giá trị bảo tồn cao nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và trong danh sách những loài bi đe doạ của IUCN. Trong đó lớp chim là một trong những thành phần quan trọng nhất trong hệ thống sinh vật tạo nên tính đa dạng sinh học cao cho khu vực. .