Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhìn từ thị trường lao động

Giáo dục, một trong những đề tài làm tốn nhiều giấy mực của các báo, tạp chí và cũng được toàn xã hội Việt Nam quan tâm với nhiều hội thảo, từ cấp cơ sở đến trung ương. Trong đó giáo dục đại học và vấn đề việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên đã và đang là mối quan tâm của không chỉ sinh viên và gia đình họ và của cả các cấp quản lỳ và toàn xã hội nói chung. | Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhìn từ thị trường lao động Phạm Thị Huyền Giảng viên, Đại học Kinh tế Quốc dân Nghiên cứu viên, Diễn đàn Phát triển Việt Nam Giáo dục, một trong những đề tài làm tốn rất nhiều giấy mực của các báo, tạp chí và cũng được toàn xã hội Việt Nam quan tâm với rất nhiều hội thảo, từ cấp cơ sở đến trung ương. Trong đó, giáo dục đại học và vấn đề việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên đã và đang là mối quan tâm của không chỉ sinh viên và gia đình họ mà của cả các cấp quản lý và toàn xã hội nói chung. Chương này đề cập tới một số vấn đề cơ bản trong giáo dục đại học ở Việt Nam liên quan tới cung cầu lao động. Nhiệm vụ của giáo dục đại học Giáo dục đại học ngày nay hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của 3 đối tượng: nhu cầu của nhà nước về cán bộ quản lý nhà nước trong các ngành; nhu cầu của người học để có được kiến thức và trình độ nhằm có được việc làm (trong đó không thể không kể đến nhu cầu có được tấm bằng mà người ta gọi đó là nhu cầu dỏm); nhu cầu của các doanh nghiệp (trong việc sử dụng người lao động sau tốt nghiệp). Ở đây, chúng tôi chỉ xin đề cập tới nhu cầu thứ ba, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo đại học của các doanh nghiệp. Luật Giáo dục đã khẳng nhiệm vụ của giáo dục đại học là “xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đào tạo được đội ngũ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Điều đó có nghĩa là giáo dục đại học có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ở thị trường lao đông, nhu cầu cuộc sống và của công cuộc đổi mới, hội nhập. Vậy trên thực tế, giáo dục đại học ở Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ này ở mức độ nào? Thực trạng các vấn đề trong giáo dục đại học ở Việt Nam: cung không đáp ứng cầu Đã 20 năm kể từ khi Việt Nam chấp nhận cơ chế thị trường trong phát triển kinh tế xã hội. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, chính sách .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    15    4    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.