Tự chủ đại học: Những vướng mắc cần được tháo gỡ

Bài viết trình bày bối cảnh của tự chủ đại học; những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện tự chủ đại học; giải pháp tháo gỡ những khó khăn. | TỰ CHỦ ĐẠI HỌC NHỮNG VƯỚNG MẮC CẦN ĐƯỢC THÁO GỠ Từ Quang Hiển Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên 1. Bối cảnh của tự chủ đại học Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học GDĐH là vấn đề mới ở nước ta được đưa vào Luật Giáo dục đại học năm 2012 và luật này được sửa đổi bổ sung vào năm 2018 xin được gọi ngắn gọn chung cho cả Luật cũ và Luật sửa đổi là Luật 34 . Ban đầu vấn đề này được quy định tại Điều 32 với 2 khoản và nội dung chỉ được gói gọn trong khoảng 120 từ. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học xin được gọi ngắn gọn là Luật GDĐH sửa đổi đã làm rõ hơn vấn đề này với 7 khoản và dung lượng khoảng 700 từ. Đặc biệt Điều 32 của Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã được Nghị định 99 của chính phủ quy định chi tiết hơn tại Điều 13 của Nghị định này ví dụ quot Khoản 1. Quyền tự chủ về học thuật và chuyên môn quot có tới 6 điểm hoặc quot Khoản 2. Quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự quot có 4 điểm Điều 13 của Nghị định 99 có dung lượng lên tới khoảng 1700 từ. Điều này chứng tỏ Quốc hội và Chính phủ đã nhận thấy tầm quan trọng của tự chủ đại học đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đại học của nước ta. Tuy nhiên đây là vấn đề mới nên cần có thời gian để phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện từ đó hoàn thiện dần các văn bản pháp lý. Theo Luật Giáo dục đại học cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc lĩnh vực tổ chức và nhân sự tài chính và tài sản đào tạo khoa học và công nghệ hợp tác quốc tế bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Để có các quyền tự chủ trên Khoản 2 Điều 32 Luật GDĐH sửa đổi quy định cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định trong 4 Điểm của Khoản 2 tạm gọi là 4 điều kiện lớn trong mỗi điều kiện lớn lại có có các điều kiện nhỏ tạm gọi là tiêu chí tổng số có 10 tiêu chí. Đây là điều kiện tiên quyết để cơ sở GDĐH được tự chủ. Vào thập kỷ 70 nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước nước ta thiếu lương thực nghiêm trọng hằng năm phải nhập khẩu khoảng 0 5 - 1 triệu tấn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.