Bài viết trình bày sự đa dạng trong quan niệm về tự chủ đại học; quy định của pháp luật hiện hành; ba điểm cần lưu ý khi giám sát thực hiện tự chủ đại học; năng lực triển khai, thi hành . | BA ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI GIÁM SÁT THỰC THI TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Phạm Duy Nghĩa Trường Đại học Fulbright Do không có điều kiện tham dự trực tiếp tại Hội thảo vào ngày 27 11 2020 tôi xin đóng góp bài viết ngắn dưới đây góp phần dự báo những trục trặc có thể xảy ra trong thực thi tự chủ đại học ở nước ta bước đầu tìm hiểu các nguyên nhân và gợi ý thảo luận các định hướng chính sách điều chỉnh phù hợp. Sự đa dạng trong quan niệm về tự chủ đại học Tùy bối cảnh mỗi quốc gia khái niệm tự chủ đại học được hiểu rộng-hẹp rất khác nhau. Không có đủ bằng chứng để cho rằng tự chủ đại học là xu thế tất yếu. Càng không thể khẳng định tự chủ đại học sẽ là chìa khóa dẫn tới cải thiện chất lượng đại học. Ngược lại xử lý tinh tế mối quan hệ Nhà nước-Nhà trường-Xã hội mới là điều kiện rất căn bản để đảm bảo thực hiện tự chủ đại học thành công. Nếu trao quyền mà thiếu kiểm soát từ phía Nhà nước cũng như thiếu sự giám sát của Xã hội trục trặc sớm hay muộn sẽ xuất hiện. Vụ việc liên quan đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng gần đây có thể giúp dự báo nhiều trục trặc như thế. Tại Việt Nam phải mất gần 25 năm mới tạm thống nhất được nhận thức xã hội về tự chủ đại học như ngày nay. Song song với chuyển đổi khu vực doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi khu vực dịch vụ công y tế văn hóa thành các đơn vị tự chủ từ 1994 cho đến nay các cơ sở giáo dục đại học GDĐH cũng đã phân tầng song việc tự chủ đại học diễn ra chậm hơn. Tiếp sau hai Đại học Quốc gia Hà Nội và TPHCM từ số lượng 3 rồi 16 cho đến nay hơn 30 trường đại học được thí điểm tự chủ từng phần. Chính sách này được mở rộng cả về số lượng trường và phạm vi tự chủ. Vào thời điểm hiện nay xét về khía cạnh tự chủ các trường đại học công lập nước ta có thể phân thành 3 loại tự chủ cao tự chủ một phần và chưa thể tự chủ tức là hầu như còn lệ thuộc vào các cơ quan chủ quản. Quy định của pháp luật hiện hành Sau nhiều nỗ lực lập pháp nguyên tắc pháp luật về tự chủ đại học đã được quy định tại Điều 32 Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 và nhắc lại tại .