Học phí, chất lượng, cạnh tranh và công bằng xã hội

Bài viết dựa trên cơ sở hai quốc gia phương Tây có lịch sử văn hóa và chính trị liên quan với nhau, nên chúng tôi kêu gọi thêm nhiều góc nhìn tham luận khác, và đặc biệt là những nghiên cứu diện rộng. | HỌC PHÍ CHẤT LƯỢNG CẠNH TRANH VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Nguyễn Trọng Hoài Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Trần Bá Linh King s College London và Cardiff University 1. Giới thiệu Tự chủ đại học Việt Nam từ thí điểm vào năm 2014 cho đến nay đã có nhiều tiến bộ với kinh nghiệm thí điểm cơ chế hoạt động mới của các trường đã được đúc kết trong Luật 34 hiệu lực từ tháng 7 2019 cùng với Nghị định 99 vừa mới ban hành. Mức độ tự chủ đang dần nâng cao theo các nước tiên tiến trong đó có tự chủ tài chính mà đặc biệt là việc tự chủ học phí. Học phí là một nội dung quan trọng tại Việt Nam vì hơn 80 thu của hệ thống đại học chủ yếu từ nguồn này. Nếu bỏ qua các trường đại học có yếu tố quốc tế hoặc tư thục thì hệ thống đại học công lập Việt Nam có hai nhóm trường khác nhau về cách thu học phí một nhóm tự chủ theo từng đề án thí điểm riêng biệt dưới Nghị quyết 77 của Chính phủ và nhóm đa số còn lại tuân thủ quy định học phí của Nghị định 86 năm 2015 của Chính phủ. Về cơ bản hệ thống đại học công lập Việt Nam vẫn chưa triển khai kịp thời tự chủ học phí theo tinh thần Luật 34. Luật 34 Nghị định 99 và Thông tư 14 2019 TT- BGDĐT coi học phí là giá dịch vụ đào tạo được tính đúng tính đủ theo định mức kinh tế-kỹ thuật gọi tắt định mức KTKT được hiểu là lượng tiêu hao lao động thiết bị vật tư để hoàn thành chương trình đào tạo cho một người học. Tuy nhiên theo khảo sát mới nhất của Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên amp Nhi đồng gọi tắt UBVHGD vẫn có những trường chưa thu học phí đảm bảo định mức KTKT hoặc thậm chí chưa tính toán học phí theo định mức. Quan trọng hơn chúng tôi quan sát rằng việc thu học phí hiện nay chủ yếu hướng đến tồn tại dựa vào tính đúng tính đủ định mức KTKT chứ chưa có yếu tố phát triển điều này thể hiện một phần qua việc các trường tự chủ theo từng đề án thí điểm dưới Nghị quyết 77 thì vẫn thu học phí theo lộ trình đề án còn các trường tuân thủ Nghị định 86 chỉ mới đảm bảo chi thường xuyên. Đằng sau vấn đề tính đúng tính đủ định mức KTKT và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.