FAO đã khởi động một dự án có tên "Quản lý tổng hợp các hoạt đồng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (dự án IMOLA) với mã số GCP/VIE/029/ITA vào tháng 8 năm 2005. Dự án tập trung vào cải thiện mưu sinh của người dân mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Sau 2 năm thực hiện, IMOLA nhận thấy rằng "chế biến thực phẩm cơ sở" có thể có ích cho người dân trong việc nâng cao thu nhập bằng cách chế biến các sản phẩm sẵn có ở địa phương | GCP/VIE/029/ITA Tài liệu Thực địa CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (DỰ ÁN IMOLA) TỔ CHỨC TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN NGUỒN VỀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CƠ SỞ - NÂNG CAO NĂNG LỰC THÔNG QUA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG KINH DOANH HUẾ, VIỆT NAM BÁO CÁO CHUYẾN CÔNG TÁC VIỆT NAM LẦN II 6 - 25 THÁNG10 NĂM 2007 Tiến sỹ. NARIN TONGSIRI TRƯỞNG NHÓM TƯ VẤN QUỐC TẾ TỔ CHỨC NÔNG NGHIỆP VÀ LƯƠNG THỰC LIÊN HIỆP QUỐC TẠI BANGKOK Tháng 8/2007 TÓM TẮT FAO đã khởi động một Dự án có tên “Quản lý Tổng hợp các Hoạt động Đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (Dự án IMOLA) với mã số GCP/VIE/029/ITA vào tháng 8 năm 2005. Dự án tập trung vào cải thiện mưu sinh của người dân mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Sau hai năm thực hiện, IMOLA nhận thấy rằng “chế biến thực phẩm cơ sở” có thể có ích cho người dân trong việc nâng cao thu nhập bằng cách chế biến các sản phẩm sẵn có ở địa phương. Tiến sỹ Narin Tongsiri, Tư vấn Quốc tế về Chế biến Thực phẩm cơ sở đã được tuyển đến Huế vào tháng 8 năm 2007, ông đã đề xuất một chương trình tập huấn lên IMOLA và IMOLA đã đồng ý tiến hành tập huấn từ ngày 8-23/10/2007. IMOLA đã chuẩn bị trường tập huấn ở Huế và mua trang thiết bị với sự hỗ trợ từ Cô Tuất và Cô Hà thuộc Viện Cơ Điện và Công nghệ sau thu hoạch, Hà Nội để mua một số trang thiết bị từ Hà Nôi. Tiến sỹ Narin đã đến vào ngày 6/10 và bắt đầu tìm các cơ sở làm tủ sấy dùng năng lượng mặt trời và tủ hun khói vào ngày 7/10/2007. Cuối cùng mọi thứ cũng đã sẵn sàng để khai mạc khoá tập huấn vào ngày 8/10/2007 với 25 thành viên tham gia từ hai trường và sáu xã. Khoá tập huấn diễn ra tốt đẹp với rất nhiều bài thực hành về từng chủ đề một. Cá hun khói đã được chế biến với kế hoạch rất thú vị. Do hầu như ngày nào cũng mưa do đó tủ sấy dùng năng lượng mặt trời đã được bổ sung sức nóng bằng lò sấy dùng than . Trong phần chế biến thực hành, các học viên, đã thực hiện 24 sản phẩm từ cá, gạo, bí đỏ, đậu tương, đậu phụng, khoai môn, khoai lang, khoai tây, dứa, đu đủ và tré. Họ đã làm 3 .