Thử nghiệm công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa đen (Hippocampus Kudableeker, 1852) tại Quảng Ngãi

Cá ngựa là đối tượng tương đối dễ nuôi, vì thế cần phải phát triển nghề nuôi cá ngựa nhằm đưa đối tượng nuôi mới vào nuôi trồng tại Quảng Ngãi, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận ngư dân ven biển, góp phần tăng thu nhập vừa để tạo sản phẩm không những cung cấp cho khách du lịch tại hai địa phương trên mà còn cung ứng cho các thị trường trong và ngoài nước, vừa nhằm giảm áp lực khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ nguồn lợi. | KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ NGỰA ĐEN HIPPOCAMPUS KUDABLEEKER 1852 TẠI QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm đề tài Ths. Nguyễn Hữu Thái Cơ quan chủ trì Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi Năm nghiệm thu 2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá ngựa hiện tại đã trở thành mặt hàng quý hiếm. Do đó dẫn đến sự khai thác quá mức làm cho nguồn lợi cá ngoài tự nhiên ngày càng giảm. Điều này thể hiện qua sự suy giảm kích thước trung bình của cá khai thác được và sản lượng đánh bắt hàng năm. Đồng thời việc mở rộng phát triển du lịch hai khu vực Sa Huỳnh và Lý Sơn làm cho quĩ đất nuôi trồng thủy sản hai khu vực này ngày càng giảm mặc dù người dân đã nuôi tôm hùm cá mú trong lồng để tạo công ăn việc làm nhưng trong những năm qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và thường xuyên xảy ra đặc biệt là bệnh sữa tôm hùm đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Cá ngựa là đối tượng tương đối dễ nuôi vì thế cần phải phát triển nghề nuôi cá ngựa nhằm đưa đối tượng nuôi mới vào nuôi trồng tại Quảng Ngãi tạo công ăn việc làm cho một bộ phận ngư dân ven biển góp phần tăng thu nhập vừa để tạo sản phẩm không những cung cấp cho khách du lịch tại hai địa phương trên mà còn cung ứng cho các thị trường trong và ngoài nước vừa nhằm giảm áp lực khai thác tự nhiên góp phần bảo vệ nguồn lợi. II. MỤC TIÊU Tạo ra nghề nuôi mới tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân ven biển. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Kết quả theo dõi phân tích các yếu tố môi trường Qua kết quả phân tích các yếu tố môi trường nước sản xuất giống cá ngựa đen như sau pH nước có ảnh hưởng rất lớn đến các đối tượng sinh vật thủy sinh pH cao sẽ dẫn đến sự gia tăng hàm lượng ammonia gây độc cho cá đặc biệt ở dạng không ion tăng tỷ lệ tử vong cho cá. pH trong các bể ương cá ngựa giống đợt 1 giao động từ 7 8-8 3 đợt 2 giao động từ 7 7-8 2 là tương đối ổn định trong hai đợt sản xuất và nằm trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng của cá ngựa. pH thích hợp cho nuôi cá ngựa 7 5 8

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.