Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng thử nghiệm công nghệ RNA interference vào nghiên cứu chuyển đổi giới tính tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)

Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu công nghệ bất hoạt RNA thông qua quy trình tổng hợp double stranded RNA theo bộ Kit của hãng Promega và Ambion; ứng dụng kỹ thuật bất hoạt RNA để tạo ra con cái giả phục vụ cho công tác tạo tôm càng xanh toàn đực với Mr–IAG là gene mục tiêu. Mời các bạn cùng tham khảo. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ RNA INTERFERENCE VÀO NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH TÔM CÀNG XANH Macrobrachium Rosenbergii De Man 1879 Ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị An. Cán bộ hướng dẫn Bùi Thị Liên Hà. MSSV Lớp 08DSH4 TP. Hồ Chí Minh 2012 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU . Đặt vấn đề. Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii De Man 1879 là loài tôm nước ngọt có giá trị quan trọng và đóng vai trò lớn trong nghề nuôi trồng thủy sản ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong những năm gần đây việc nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ đặc biệt là những khu vực nuôi tôm thương mại ở lưu vực sông Mê Kông đang mở rộng hơn 8000 ha và sản lượng đã đạt 10000 tấn trong năm 2010 Hai 2010 . Do đó nhu cầu về con giống cho việc nuôi đại trà là rất lớn. Tuy nhiên nghề nuôi tôm càng xanh đã và đang gặp nhiều khó khăn do những đặc điểm sinh học của chúng. Những con tôm càng xanh đực thường lớn nhanh gấp bốn hoặc năm lần tôm cái trong cùng quần thể và thời gian nuôi điều này dẫn tới sự cạnh tranh về thức ăn môi trường sống và gây ra hiện tượng ăn thịt đồng loại. Thông thường sự khác nhau về kích thước của tôm có thể thấy bằng mắt trong giai đoạn trưởng thành về giới tính con cái ngưng phát triển và tập trung dưỡng chất cho việc sinh sản Cohen 1984 trong khi đó con đực vẫn tiếp tục phát triển và đạt kích thước lớn hơn so với con cái khi trưởng thành. Những vấn đề này ảnh hưởng tới sản lượng thu hoạch và lợi ích kinh tế do kích thước tôm càng lớn thì giá thành càng cao. Việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đạt sản lượng cao hơn việc nuôi toàn cái hay đực và cái trong cùng quần thể Sagi và Ra anan 1988 . Khối lượng trung bình của mỗi quần thể lần lượt là 473 g m2 248 g m2 và 260 g m2. Những nhà khoa học Ả Rập Xê Út cũng đã báo cáo những kết quả tương tự khi tiến hành thí nghiệm nuôi tôm toàn đực toàn cái và hỗn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
32    77    2    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.