Đồ án tốt nghiệp: Thực nghiệm công nghệ tổng hợp double stranded RNA vào nghiên cứu chuyển đổi giới tính tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)

Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm ứng dụng dsRNA để tạo ra tôm càng xanh cái giả, từ con cái giả này sẽ sản xuất ra tôm càng xanh toàn đực để đáp ứng nhu cầu cho việc nuôi tôm càng xanh thương phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THỰC NGHIỆM CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP DOUBLE STRANDED RNA VÀO NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH TÔM CÀNG XANH Macrobrachium rosenbergii De Man 1879 Ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC Cán bộ hướng dẫn BÙI THỊ LIÊN HÀ Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ KIM HOÀNG MSSV 0851110091 Lớp 08DSH4 TP. Hồ Chí Minh 2012 Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii De Man 1879 là một trong những loài giáp xác thương mại rất quan trọng được đánh bắt và nuôi trồng rộng rãi và phân bố tự nhiên trong các ruộng lúa New 2005 . Năm 1987 sản lượng M. rosenbergii toàn cầu ước tính đạt khoảng 27000 tấn mỗi năm New 1990 . Một số lượng lớn được sản xuất ở Trung Quốc và mở rộng nhanh chóng ra Ấn Độ và Bangladesh New 2005 . Ngày nay nó được nuôi rộng rãi ở các nước trên thế giới. Trong thập kỷ qua sản lượng trung bình mỗi năm của M. rosenbergii tăng 9-35 5 về giá trị. Năm 1993 tổng sản lượng là 17 164 tấn trị giá 116 799 000 USD và năm 2005 đạt 205 033 tấn với trị giá 896 263 000 USD. Việc nuôi trồng tôm càng xanh đóng góp lớn vào ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu cả về số lượng và giá trị. M. rosenbergii được nuôi nhiều ở Châu Á và một số khu vực khác như Châu Phi Israel Trung và Nam Mỹ Nhan 2009 . Tại Việt Nam tôm càng xanh là đối tượng nuôi bản địa được nông dân ưa thích được nhiều địa phương xác định là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao đặc biệt là những khu vực nuôi tôm thương mại ở lưu vực sông Mê Kông. Do đó nhu cầu về con giống cho việc nuôi đại trà là rất lớn. Tuy nhiên trong quá trình tăng trưởng con đực thường lớn nhanh hơn con cái. Khi chiều dài cơ thể đạt trung bình 8-14 cm và trọng lượng 10-20 g tốc độ phát triển của con đực và con cái tương đương nhau. Nhưng khi chiều dài cơ thể vượt quá 14 cm con đực thường lớn nhanh hơn con cái Lê Quang Khôi 2009 . Do ở giai đoạn này con cái ngưng phát triển và tập trung dưỡng chất cho việc sinh sản Ra anan và Cohen 1984 .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.