Nghiên cứu bước đầu áp dụng các bài luyện tập phục hồi theo nguyên lý phản hồi sinh học trên PCQS lái máy bay Su-30. Việc xem xét sự thay đổi các chỉ số TTCNCT của phi công trước và sau luyện tập là cơ sở đánh giá mức độ cải thiện sức khỏe, từ đó khẳng định hiệu quả của phương pháp và đề xuất các giải pháp nâng cao sức khỏe nghề nghiệp cho PCQS. | Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẢI THIỆN TRẠNG THÁI CHỨC NĂNG CƠ THỂ CỦA PHI CÔNG QUÂN SỰ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP PHẢN HỒI SINH HỌC NGUYỄN HỒNG QUANG 1 HOÀNG VĂN HUẤN 1 BÙI THỊ HƯƠNG 1 TRẦN THỊ NHÀI 1 LÊ VĂN CƯỜNG 1 TRẦN THU TRANG 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lái máy bay quân sự là loại hình lao động đặc thù đòi hỏi người phi công phải có sức chịu đựng tốt về thể lực thần kinh vững vàng và khả năng phản ứng nhanh với mọi tình huống. Trong quá trình tham gia hoạt động bay phi công phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi đối với sức khỏe như tiếng ồn tác động của gia tốc quá tải thể chất bức xạ mặt trời áp lực với các bài bay khó. gây ra sự căng thẳng thần kinh và tâm lý làm cơ thể mệt mỏi suy giảm trạng thái chức năng cơ thể TTCNCT từ đó có thể dẫn đến tai nạn bay. Điều này càng rõ rệt hơn với các bài bay có độ phức tạp cao trong điều kiện khí tượng khắc nghiệt bay đêm hoặc thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt 1 . Hiện nay việc đánh giá sự thay đổi TTCNCT cũng như đặc điểm tâm sinh lý là nội dung không thể thiếu trong công tác giám định sức khỏe cho phi công quân sự PCQS tại Việt Nam. Cùng với việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tâm sinh lý đến hoạt động bay thì việc tìm kiếm và áp dụng các phương pháp luyện tập giúp phi công phục hồi được TTCNCT giảm thiểu căng thẳng và cải thiện sức khỏe là vấn đề đang được quan tâm. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã bước đầu áp dụng các bài luyện tập phục hồi theo nguyên lý phản hồi sinh học trên PCQS lái máy bay Su-30. Việc xem xét sự thay đổi các chỉ số TTCNCT của phi công trước và sau luyện tập là cơ sở đánh giá mức độ cải thiện sức khỏe từ đó khẳng định hiệu quả của phương pháp và đề xuất các giải pháp nâng cao sức khỏe nghề nghiệp cho PCQS. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Đối tượng nghiên cứu 30 PCQS lái máy bay Su-30 có tuổi đời từ 27 đến 43 đang công tác tại 2 trung đoàn X và Y thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. . Thiết bị nghiên cứu Bộ phần mềm luyện tập phục hồi Reacor 2 thiết bị đánh .