Mục đích nghiên cứu đề tài là nâng cao chất lượng dạy- học phân môn Lịch sử trong nhà trường; Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” của trường nói chung và của lớp 5A1 nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo! | MỤC LỤC PHẦN MỘT MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Phạm vi và thời gian thực hiện PHẦN HAI NỘI DUNG CHƯƠNG I NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI . Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu . Cơ sở thực tiễn CHƯƠNG II ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở NHÀ TRƯỜNG . Tình hình chung và đặc điểm của nhà trường . Điều tra thực trạng công tác dạy- học môn phân môn Lịch sử của nhà trường CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ biện pháp thực hiện Kết quả thực hiện có so sánh đối chiếu PHẦN BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung 2. Kiến nghị Tên đề tài Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử PHẦN MỘT MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam ta có bề dày lịch sử lâu đời thật đáng tự hào. Đó là từ những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường từng giai đoạn đã ghi lại những mốc son chói lọi là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương bởi vì Yêu Sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước . Ngày 1 2 1942 trên báo Việt Nam Độc lập phát hành tại chiến khu Bác Hồ viết bài Nên học sử ta . Bài báo mở đầu bằng hai câu thơ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Đúng vậy Mỗi học sinh nói riêng và mỗi người dân Việt Nam ta cần tinh thông sử học nắm được những bài học xương máu lịch sử thấm nhuần những tinh hoa lịch sử hào hùng của dân tộc vì có liên quan chặt chẽ đến vận mệnh của đất nước. Ngay từ bậc tiểu học ở lớp 4 - lớp 5 các em đã được học lịch sử qua một phân môn rõ rệt mà không lồng ghép chung với bất cứ phân môn nào. Có chăng đó là