Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xây dựng một hệ thống các bài tập định tính, bài tập tích hợp liên môn và hiện tượng vật lý thực tiễn có thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình vật lý 8 phương pháp khơi gợi hứng thú, tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh. Vận dụng hệ thống các bài tập định tính và hiện tượng thực tiễn ở trên vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. | Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8 - Môn Vật lý - Cấp học THCS - Tác giả Nguyễn Thế Vinh Chức vụ Giáo viên - Đơn vị công tác Trường THCS Thái Thịnh Đống Đa Hà Nội Năm học 2019 - 2020 Trang 1 17 Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Môn vật lý ở trường trung học cơ sở là một trong số những môn học quan trọng nhất. Học vật lý là học cách nghiên cứu giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế một cách chính xác logic. Học sinh được làm việc nhiều từ việc phát hiện những kiến thức mới đến việc vận dụng kiến thức vào làm bài tập thực tế. Động lực thúc đẩy học sinh hoạt động học tập tích cực là quá trình nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có. Học sinh lớp 8 là khối lớp vẫn còn nhiều bỡ ngỡ ở cấp trung học cơ sở các em tiếp nhận kiến thức qua nghiên cứu bài ở nhà qua việc quan sát kênh hình kênh chữ qua phương pháp truyền thụ của giáo viên. Do đó mỗi giáo viên phải giúp học sinh tiếp thu những kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái tổ chức các hoạt động học tập giúp các em thấy hứng thú và tự giác tích cực độc lập trong việc tiếp thu những kiến thức mới cũng như việc vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi xin trình bày một số giải pháp dạy học theo hướng tích hợp nhằm khơi gợi hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động giáo dục toàn diện cả đức trí thể mỹ cho học sinh. II. Lịch sử đề tài Trong thực tế đã có nhiều giáo viên nghiên cứu về phương pháp khơi gợi hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động cho học sinh song việc dạy học theo hướng tích hợp còn hạn chế bên cạnh đó do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bài tập định tính và câu hỏi thực tế đã bị xem nhẹ thậm chí dường như đã bị lãng quên trong các giờ học vật lý điều đó dẫn đến một thực trạng đáng buồn là giờ học vật lý trở nên khô .