An Giang – Tiềm năng và hiện thực

Bài viết tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông, nông nghiệp, cá tra, cá ba sa, khu công nghiệp, kinh tế cửa khẩu, các vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh An Giang. | CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT 29 03 2016 VŨ THÀNH TỰ ANH ĐỖ HOÀNG PHƯƠNG AN GIANG TIỀM NĂNG VÀ HIỆN THỰC Giới thiệu chung An Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây của vùng Tây Nam Bộ TNB phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp phía Đông Nam giáp Cần Thơ và phía Tây Bắc có biên giới dài 98 km với Cam-pu-chia. Tỉnh có diện tích vào khoảng km2 đứng thứ tư trong vùng đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL sau Kiên Giang Cà Mau và Long An. Dân số năm 2011 là gần triệu người1 cao nhất trong các tỉnh ĐBSCL. Khách đi đường bộ từ TP Hồ Chí Minh về thành phố Long Xuyên thủ phủ của An Giang thường chọn một trong hai cách. Một cách là đi đường cao tốc Hồ Chí Minh Trung Lương đến Tân An thuộc tỉnh Long An thì chạy tiếp theo quốc lộ 1A qua ngả đi Vĩnh Long và Sa Đéc Đồng Tháp rồi vượt sông Hậu bằng phà Vàm Cống. Tổng chiều dài cung đường này khoảng 190 km và nếu không kẹt xe thì mất khoảng 4 tiếng rưỡi. Cách thứ hai là cũng đi theo đường cao tốc Hồ Chí Minh Trung Lương song đến Tân An thì rẽ phải để đi qua ngả quốc lộ 62 và N2 đi Cao Lãnh Đồng Tháp vượt sông Tiền bằng phà Cao Lãnh sau đó vượt tiếp sông Hậu bằng phà An Hòa là đến địa phận An Giang. So với cách đi trước cung đường này tuy ngắn hơn khoảng 182 km song lại mất hơn khoảng 30 phút so với cách đi thứ nhất vì đường nhỏ hơn và phải qua hai phà. Từ tỉnh có thể đi đường sông theo sông Mê-kông hay đường bộ để đến các tỉnh ở Campuchia với khoảng cách đến thủ đô Phnôm Pênh dao động từ 80 120 km tùy phương tiện và tuyến đường. Về mặt hành chính tỉnh An Giang bao gồm thành phố Long Xuyên hai thị xã Châu Đốc và Tân Châu cùng 8 huyện xem Phụ lục 1 . Điều kiện tự nhiên Địa hình của An Giang chủ yếu là đồng bằng và một vùng núi thấp nhỏ ở phía Tây Nam thuộc địa phận hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn gần biên giới với Campuchia. Vùng núi này bao gồm gần 40 ngọn núi lớn nhỏ song dân gian thường gọi chung là Thất Sơn hay Bảy Núi2. Diện tích đồng bằng dùng cho canh tác nông .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.