Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất một vài kinh nghiệm để rèn cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận xã hội thông qua nắm chắc được cấu trúc của một bài văn nghị luận, nắm được các bước làm một bài văn nghị luận cũng như để bài văn nghị luận của các em được hay, kiến thức được phong phú, xác thực. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 8 Môn Ngữ văn NĂM HỌC 2015-2016 MỤC LỤC 1 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Tập làm văn là một phân môn của môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Tập làm văn có một vị trí rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn thông qua hệ thống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt. Trong chương trình Ngữ văn THCS song song với việc được học các văn bản tự sự miêu tả biểu cảm nghị luận thuyết minh .học sinh còn được học đặc điểm chung và cách làm các kiểu bài Tập làm văn như tự sự miêu tả biểu cảm nghị luận thuyết minh . Phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS đã có sự đổi mới so với chương trình cũ. Với quan điểm chú trọng tới việc rèn luyện nâng cao kĩ năng thực hành tạo lập văn bản nói và viết. Lớp 6 tổng số tiết Tập làm văn yếu tập trung vào 2 kiểu bài tự sự và miêu tả. Lớp 7 tổng số tiết Tập làm văn 2 kiểu bài chính biểu cảm và nghị luận. Lớp 8 tổng số tiết Tập làm văn sinh được học và rèn luyện về kiểu bài twk sự nâng cao hơn so với lớp 6 và 2 kiểu bài thuyết minh nghị luận. Lớp 9 học sinh học .tiết về Tập làm văn về tự sự thuyết minh nâng cao hơn và nghị luận. Như vây chúng ta thấy phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn cấp THCS đã xây dựng nội dung theo cấu trúc đồng tâm có lặp lại nâng cao ở các lớp khác nhau. Ví dụ Văn nghị luận học ở cả ba lớp 7 8 9. Tuy nhiên sự lặp lại ở vòng 2 lớp 8 9 là theo hướng kết hợp Nghị luận gắn với thuyết minh biểu chính là điều kiện thuận lợi cho học sinh nâng cao khả năng nhận thức và kĩ năng kĩ xảo thực hành tạo lập các kiểu văn bản. Đặc biệt là văn nghị luận giúp học sinh rèn luyện các thao tác nghị luận như giải thích chứng minh phân tích so sánh bác bỏ bình luận qua các kiểu bài tự sự biểu cảm thuyết minh nghị luận nghị luận văn học và nghị luận xã hội mà còn giúp cho học sinh cách cảm thụ .