Bài viết này đề cập đến thực trạng và các giải pháp sơ bộ cho việc tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá đồ án tốt nghiệp ngành Thiết kế Nội thất của trường ĐH Kiến trúc . Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này. | Hội thảo Đào tạo Kiến trúc amp các ngành Thiết kế Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa _ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ LẠM BÀN CỦA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO PGS. TS. NCVCC. NGUYỄN TRI NGUYÊN Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Lời mở Tôi xin cảm ơn Ban tổ chức hội thảo đã có lời mời tôi viết tham luận cho cuộc hội thảo quan trọng này. Tôi chợt nhớ lời của nhà triết học người Đức là F. Engels - một trong những người sáng lập chủ nghĩa Marx khi ông tự thú rằng khi tham gia ý kiến vào một lĩnh vực nào đó mà mình kém hiểu biết do chưa được chuẩn bị chu đáo và với tư cách của người ngoại đạo thường được người đời đại xá nếu có lỡ lời nói lên những điều ngớ ngẩn nào đó. Bởi vậy sau một khoảng băn khoăn tôi đành liều phát biểu ý kiến. Nếu có gì ngớ ngẩn xin quý vị đại xá cho. Xin cảm ơn. Có một thực tế rằng chúng ta không thể không quan tâm đến sự nghiệp đào tạo kiến trúc sư cũng như tâm tư nguyện vọng sinh viên kiến trúc trong một tọa đàm đối thoại gần đây Bắt nguồn từ việc không học được những môn cần thiết đào tạo không đúng đắn sinh viên Việt Nam sau khi ra trường lại gặp thêm thử thách mới hành nghề . Họ hành nghề một cách thiếu kỹ năng và cuối cùng bị các đồng nghiệp hay sếp chèn ép hoặc mất thêm nhiều năm khác để được đào tạo lại từ đầu. Nhiều sinh viên và kiến trúc sư trẻ cũng chia sẻ những trải nghiệm và băn khoăn của cá nhân với mong muốn trở thành một KTS thực sự. Hầu hết bạn trẻ đều có chung lo lắng về vấn đề đào tạo ngành hiện nay chưa gắn liền với thực tiễn và bản thân không được trang bị những kỹ năng cần thiết trong khi phải đánh đổi trung bình 5 năm tuổi trẻ để học và theo đuổi ước mơ trở thành KTS. Với thực tế đó tôi xin được làm bàn như sau I. VẤN ĐỀ KHỦNG HOẢNG ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ Ở VIỆT NAM Trong bài viết Đào tạo kiến trúc sư đang lâm vào khủng hoảng .