Bài viết này trình bày quá trình NCKH của giảng viên sẽ giúp đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy trong các trường đại học, làm đòn bẩy động lực để thúc đẩy chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hướng đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa đất nước phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo! | Hội thảo Đào tạo Kiến trúc amp các ngành Thiết kế Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa _ NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC MOÄT NHIEÄM VUÏ QUAN TROÏNG CUÛA GIAÛNG VIEÂN TRONG TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC HIEÄN NAY TS. TRÖÔNG QUANG THAØNH Tröôøng ÑH Kieán truùc 1. Mở đầu Hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của người giảng viên tại các trường đại học là Giảng dạy và Nghiên cứu khoa học NCKH . Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau và cũng là hai nhiệm vụ cơ bản của người giảng viên. NCKH tạo cơ sở điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Ngược lại công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động NCKH. Như vậy kết quả NCKH sẽ đánh giá năng lực chuyên môn của giảng viên. Việc giảng viên tham gia NCKH không những góp phần tạo ra các sản phẩm trí thức mà còn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. 2. Tại sao nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng của giảng viên Đối với giảng viên tại trường đại học công tác giảng dạy luôn được coi trọng là điều kiện cần và đủ đối với một giảng viên. Tuy nhiên đây mới chỉ là một nửa nhiệm vụ của giảng viên tại trường đại học. Để đánh giá toàn diện năng lực của giảng viên còn cần phải xem xét về kết quả NCKH của họ. Nhiệm vụ NCKH của giảng viên là rất quan trọng bởi lẽ 1 NCKH giúp giảng viên có điều kiện đào sâu hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy kịp thời điều chỉnh bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình. Người giảng viên tham gia NCKH một mặt vừa củng cố lại kiến thức chuyên môn của mình mặt khác vừa có điều kiện mở rộng hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác. 2 Quá trình tham gia NCKH sẽ góp phần phát triển tư duy năng lực sáng tạo khả năng làm việc độc lập trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giảng viên đồng thời hình thành ở giảng viên những phẩm chất của nhà nghiên cứu. 284 Hội thảo Đào tạo Kiến trúc amp các ngành Thiết