Bài tham luận đưa ra góc nhìn về vai trò của chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và nhà trường nhằm xây dựng chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp và tạo môi trường thực tập, trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo! | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRONG VIỆC HỖ TRỢ KẾT NỐI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TS. Đinh Công Khải TS. Nguyễn Văn Dư Khoa Quản lý nhà nước Trường Đại học Kinh tế TÓM TẮT Bài tham luận đưa ra góc nhìn về vai trò của chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và nhà trường nhằm xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp và tạo môi trường thực tập trang bị kiến thức kỹ năng cho sinh viên. Để nâng cao khả năng tìm việc làm cho sinh viên khi ra trường thông qua bàn luận nhóm tác giả cho rằng các trường cần chủ động trong việc liên kết trong khi đó chính quyền thành phố cần có những cơ chế chính sách động viên khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo. Ngoài ra chính quyền thành phố cần đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo nhu cầu nguồn lực tăng cường công tác truyền thông hướng nghiệp nhằm giảm thiểu những tổn thất vô ích của xã hội trong đào tạo. Từ khóa liên kết nhà trường và doanh nghiệp thực hành nghề nghiệp khả năng tìm việc. 1. VÌ SAO CẦN PHẢI LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhất là trong nền kinh tế tri thức nhân lực chính là nguồn tài nguyên vô tận không hữu hạn như nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế ở Nhật Bản Đài Loan và nhiều quốc gia phát triển khác đã cho thấy dù không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ vào nguồn nhân lực kinh tế của các quốc gia này vẫn phát triển vượt bậc. Giáo dục chính là cách để có thể tích lũy vốn con người nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao năng suất lao động. Chất lượng nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với công tác đào tạo ở các cấp đặc biệt là giáo dục đại học ĐH . Theo Võ Thị Kim Loan trích dẫn từ Chu Hảo 2014 nhân lực chất lượng cao không đồng nghĩa với học vị cao mà đòi hỏi họ phải trở thành những người có năng lực thực tế không phải ở dạng tiềm năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao một