Mục đích nghiên của đề tài nhằm nghiên cứu thiết kế và sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng phần thực vật nhằm rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. | PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng thiết yếu trong việc phát triển của một đất nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu. Ở nước ta hiện nay giáo dục và đào tạo đang là vấn đề được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Việc đào tạo con người đào tạo nguồn lực lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Luật Giáo Dục điều đã ghi Phương pháp Giáo Dục phổ thong phát huy tính tích cực tự giác chủ động sang tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học môn học bồi dưỡng phương pháp tự học khả năng làm việc theo nhóm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập . Sinh học là môn khoa học thực nghiệm một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quan sát và thí nghiệm. Thí nghiệm trong dạy học sinh học có thể nghiên cứu trên lớp phòng thí nghiệm vườn trường có thể do giáo viên biểu diễn hoặc học sinh thực hiện. Nội dung chủ yếu của chương trình Sinh học 11 là những kiến thức về các quá trình sinh lý cơ bản như chuyển hóa vật chất và năng lượng tính cảm ứng sinh trưởng và phát triển sinh sản trong cơ thể thực vật động vật ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên các quá trình đó và các nguyên tắc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống. Chính vì vật phương pháp thực hành thí nghiệm là một trong những phương pháp có nhiều ưu thế việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Mặt khác thực tế giảng dạy sinh học ở nhà trường phổ thông hiện nay đa số giáo viên chưa thực sự chú trọng đến phương pháp thực hành đặc biệt là thực hành thí nghiệm chưa gắn việc giảng dạy lý thuyết với thực hành. Vì vậy học sinh chưa được tạo điều kiện để bồi dưỡng phát triển năng lực tư duy năng lực thực nghiệm năng lực hoạt động tự lực sáng tạo. Một trong những phương hướng để gắn lí thuyết với thực hành khắc phục thực trạng trên giúp học sinh nắm vững .