Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khắc phục những hạn chế của cách dạy truyền thống; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học; hình thành, phát triển năng lực của học sinh; từ đó làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng giờ học, đồng thời nâng cao chất lượng các bài kiểm tra, bài thi liên quan tới bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí và những bài thơ chữ Hán khác. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 01 12 2020. 3. Các thông tin cần bảo mật Không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Trước khi giải pháp này được thực hiện để chuẩn bị cho giờ dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 10 tập I giáo viên thường yêu cầu học sinh đọc trước văn bản bài thơ phiên âm chữ Hán dịch nghĩa và dịch thơ và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài vào vở soạn. Trong giờ học giáo viên thường vận dụng một số phương pháp kĩ thuật cơ bản thiên về tính truyền thống như phát vấn đàm thoại diễn giảng. Giáo viên sẽ phối hợp giữa việc đặt câu hỏi gợi dẫn cho học sinh học sinh suy ngẫm cảm nhận trả lời và giáo viên sẽ nhận xét bổ sung chốt kiến thức cơ bản sau đó giảng bình những nội dung trọng tâm để học sinh có cơ hội khắc sâu kiến thức. Học sinh sẽ ghi kiến thức cơ bản vào vở và ôn bài theo hệ thống kiến thức đã ghi. Việc dạy và học như thế có những ưu điểm nhất định như học sinh có thời gian chuẩn bị bài ở nhà trên lớp cơ hội được suy nghĩ tìm tòi để phát hiện ra cái hay cái đẹp của bài thơ dưới sự gợi ý của giáo viên được lắng nghe những lời phân tích đánh giá của giáo viên về tác giả bài thơ. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó tôi nhận thấy một số hạn chế như sau Giáo viên chủ yếu tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân do đó chưa hình thành được một số năng lực cơ bản cho các em. 2 Giáo viên chủ yếu dùng hình thức hỏi đáp diễn giảng do đó tính chủ động tích cực của học sinh chưa thực sự được phát huy. Ở những câu thơ khó có thể học sinh không cảm nhận được và dẫn tới tình trạng giáo viên áp đặt cách hiểu của mình cho học sinh. Thậm chí .