Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Nội dung chính của đề tài là góp phần đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn ở lớp 4 theo hướng tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy sao cho phù hợp, vận dụng sáng tạo trong từng tiết dạy, từng bài học, gây hứng thú cho HS trong giờ tập làm văn tiến tới nhiều em thích môn văn, học giỏi văn. Mời các bạn cùng tham khảo! | ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Lĩnh vực Tiếng Việt Cấp học Tiểu học Tên Tác giả Nguyễn Thị Huyền Đơn vị công tác Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2019 -2020 Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn khác nhau Học vần Tập đọc Tập viết Chính tả Từ ngữ Ngữ pháp Kể chuyện Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy học Tiếng Việt. Phân mônTập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết học sinh cần phải hoàn thiện bốn kĩ năng nghe nói đọc viết phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Bên cạnh đó việc rèn luyện tâm hồn cảm xúc và việc tăng vốn sống vốn hiểu biết của các em cũng là yêu cầu cần quan tâm. Phân môn Tập làm văn góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh. Với kiểu bài kể chuyện góp phần rèn luyện tư duy hình tượng từ óc quan sát tới trí tưởng tượng từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nên nhân vật xây dựng cốt truyện. giúp cho HS phát triển vốn từ thì kiểu bài miêu tả lại đem đến cho các em các kĩ năng quan sát vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh nhân hoá hoán dụ . làm cho các em thêm yêu mến gắn bó với thiên nhiên với những người và việc chung quanh nảy nở. Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình minh một cây phượng ra hoa một con mèo tam thể thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi của một cụ già thương con quý cháu. Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em được

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.