Lãnh đạo là người biết tạo ảnh hưởng lên người khác. Lãnh đạo cũng là người biết đánh giá đúng các tình huống và biết cách phải xử lý như thế nào. Sau đây là những nguyên tắc để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả. | 7 nguyên tắc để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả Lãnh đạo là người biết tạo ảnh hưởng lên người khác. Lãnh đạo cũng là người biết đánh giá đúng các tình huống và biết cách phải xử lý như thế nào. Sau đây là những nguyên tắc để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả. 1. Mơ đến một thế giới tốt hơn Người có khả năng lãnh đạo là người có thể biến ước mơ, một tầm nhìn về một tương lai tốt hơn thành hiện thực thông qua sự hợp tác với những người khác. Để làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, một người có thiên hướng lãnh đạo luôn mơ đến một điều gì đó cao đẹp, vượt quá khả năng hiện tại của mình và tạo ra những thử thách cho bản thân. Nếu chỉ nghĩ đến những mục đích bình thường của hiện tại, không sớm thì muộn, chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng. 2. Hiểu được những thế mạnh của mình và của người khác. Người lãnh đạo cần có sự hợp tác của người khác để đạt được các mục tiêu của mình. Mỗi cá nhân chỉ có một số kỹ năng nhất định. Nhà lãnh đạo thực hiện công việc lãnh đạo bằng cách kết hợp thế mạnh của mình với các thế mạnh của những người khác. Khi đã tạo được một nhóm những cộng sự, nhà lãnh đạo cũng cần phải thường xuyên gặp gỡ những cộng sự này, truyền đạt cho họ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức. Nhà lãnh đạo phải xem xét, đánh giá lại việc thực hiện những mục tiêu này 2-3 lần trong một năm. 3. Nỗ lực để đạt đến thành tích tốt nhất Người lãnh đạo phải tìm mọi cách để làm cho những nhân viên dưới quyền nỗ lực làm tốt nhất những gì mà nhà lãnh đạo đó tin cậy giao phó. Tất nhiên, chính người lãnh đạo phải nỗ lực tốt đa thì mới có thể động viên người khác cùng phấn đấu. 4. Kiên định Theo kết quả một cuộc khảo sát thì các nữ giám đốc điều hành cấp cao xem tính kiên định là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của nữ giới trong kinh doanh. Các nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng là những người có tài năng xuất chúng. Một nhà lãnh đạo phải biết học từ những sai lầm, sẵn sàng đứng dậy từ những thất bại và tiếp tục đi tới. Vì vậy, tính quyết đoán và lòng kiên nhẫn là một yếu tố không thể thiếu được. 5. Có thể làm việc độc lập Khi đã có một niềm đam mê, một hoài bão hay một sứ mệnh phải thực hiện, hãy vạch ra những mục tiêu cụ thể có thể đo lường được rồi bắt tay vào thực hiện. Nhiều khi, nhà lãnh đạo vẫn phải làm việc một mình, không nhận được sự ủng hộ trợ giúp của bất kỳ ai. Mọi người thường có khuynh hướng chỉ thích làm việc hay phục tùng những nhà lãnh đạo có thể đáp ứng mọi yêu cầu của họ. Nếu công việc trở nên khó khăn, mất đi sự hứng khởi và thoải mái thay vào đó là trách nhiệm và nỗi nhọc nhằn thì mọi người sẽ có khuynh hướng xa lánh nhà lãnh đạo. Đó chính là lúc nhà lãnh đạo cần phải bình tĩnh, sáng suốt để chắc rằng những điều mình đang làm là đúng và tiếp tục đi tới bằng nổ lực của chính mình, bất chấp ý kiến thoái thác của đám đông. 6. Sẵn sàng đối diện và giải quyết các khó khăn Lãnh đạo cần phải sẵn sàng đối diện với các vấn đề và giải quyết chúng bằng cách ra những quyết định đúng đắn. Đây chính là sự khác biệt giữa các nhà lãnh đạo và một người chỉ phục tùng người khác. 7. Làm gương cho các nhân viên Rất nhiều người thường chỉ thích quyền lực nhưng lại lảng tránh trách nhiệm. Làm lãnh đạo có nghĩa là phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm, là lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng giải quyết các vấn đề. Một trách nhiệm có thể nói là quan trọng bậc nhất đối với một nhà lãnh đạo chính là dẫn dắt, định hướng cho những người khác, phải luôn là tấm gương cho những người khác noi theo. Theo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần