Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Thiết kế và chế tạo khuôn phun ép nhựa: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Các khuyết tật trên sản phẩm ép và cách khắc phục; Chế tạo khuôn; Thiết kế hình học sản phẩm nhựa. Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương 4 CÁC KHUYẾT TẬT TRÊN SẢN PHẨM ÉP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Mục tiêu chương 4 Giới thiệu về các lỗi sản phẩm khi ép phun và đề nghị hướng khắc phục Sau khi học xong chương này người học có khả năng 1 Giải thích được nguyên nhân các lỗi khi ép phun. 2 Đưa ra biện pháp khắc phục cơ bản CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG NGHỆ ÉP PHUN Nhiệt độ a Sự không đồng nhất của nhiệt độ - Nhiệt độ của nhựa sẽ thay đổi trong suốt quá trình di chuyển từ đầu phun máy ép cho đến lòng khuôn. - Quá trình thay đổi nhiệt độ là do ma sát giữa nhựa và khuôn do nhiệt truyền ra các tấm khuôn và môi trường bên ngoài. b Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình ép phun - Nhiệt độ thay đổi sẽ làm thay đổi độ nhớt của nhựa. - Nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến khả năng nén ép vật liệu vào khuôn. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian làm nguội sản phẩm. Tốc độ phun a Tầm quan trọng của tốc độ phun - Quyết định khả năng điền đầy khuôn. - Đảm bảo tính đồng nhất của vật liệu tại vị trí đầu tiên đến vị trí sau cùng trong lòng khuôn. - Các vùng chịu ảnh hưởng của tốc độ phun là vùng xung quanh cổng phun thành phần giao nhau và phần khuôn điền đầy sau cùng. b Các khuyết tật do tốc độ phun gây ra - Hiện tượng tạo bọt khí cong vênh do co rút. - Hiện tượng sản phẩm bị biến màu. 185 - Bề mặt không tốt tại vùng gần cổng phun. c Các vùng thường tập trung bọt khí - Những vùng tập trung bọt khí thường là những vùng điền đầy cuối cùng của lòng khuôn. - Bọt khí cũng được hình thành tại những vùng dòng chảy bị nghẽn. d Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tạo bọt khí - Thiết kế hệ thống thoát khí không đúng. - Phun với tốc độ phun quá cao nên không khí không thoát ra kịp. - Vị trí cổng phun không thích hợp. e Phun với tốc độ phun quá cao - Sự biến dạng của sản phẩm sẽ khác nhau khi phun với tốc độ quá cao qua các phần khác nhau của lòng khuôn. - Phun với tốc độ cao đòi hỏi lực ép khuôn lớn. - Phun qua cổng phun với tốc độ cao sẽ dẫn đến hiện tượng phun tia làm cho dòng chảy rối và bề mặt sản phẩm gần cổng phun xấu. f