(NB) Nội dung Bài giảng Thể dục và phương pháp dạy học thể dục 2 gồm các phần chính: Các phương tiện, nguyên tắc và phương pháp giảng dạy thể dục cũng như đặc điểm hình thức tổ chức giờ giáo dục thể chất. Mời các bạn cùng tham khảo! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA GDTC - QP AN BÀI GIẢNG THỂ DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỂ DỤC 2 ThS. Nguyễn Xuân Thưởng 1 LỜI NÓI ĐẦU Thể dục và phương pháp dạy học thể dục là môn học nghiên cứu những quy luật và những cơ sở chung nhất về phương pháp trong lĩnh vực thể dục thể thao TDTT . Nhiệm vụ giảng dạy chủ yếu của môn Thể dục và phương pháp dạy học thể dục là 1. Giúp cho sinh viên nắm được những cơ sở chung nhất về lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất GDTC chủ yếu là dạy học động tác rèn luyện thể lực và công tác GDTC trong nhà trường phổ thông. 2. Trên cơ sở đó từng bước bồi dưỡng cho sinh viên năng lực vận dụng những kiến thức học được để phân tích thực hiện những nhiệm vụ cụ thể có liên quan trong thực tiễn TDTT. Bài giảng Thể dục và phương pháp dạy học thể dục 2 có thể được sử dụng cho cả người dạy và người học. Khi biên soạn bài giảng này chúng tôi bám sát đề cương chi tiết môn học mục tiêu đào tạo giáo viên đồng thời căn cứ vào nội dung chương trình thể dục và phương pháp dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nội dung bài giảng gồm các phần chính Các phương tiện nguyên tắc và phương pháp giảng dạy thể dục cũng như đặc điểm hình thức tổ chức giờ GDTC. Nhận thức về nội dung và phương pháp giảng dạy cũng không ngừng biến đổi ngày một hoàn thiện hơn theo sự phát triển của xã hội do đó sẽ được bổ sung dần trong quá trình sử dụng và phát triển. Mong quý đồng nghiệp góp ý bổ sung bài giảng để hoàn thiện hơn. TÁC GIẢ 2 Chương 1. CÁC PHƯƠNG TIỆN GDTC . Bài tập thể chất . Đặc điểm chung . Khái niệm Bài tập thể chất BTTC là những hành động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức có chủ đích phù hợp với quy luật giáo dục thể chất GDTC để giải quyết nhiệm vụ của GDTC đáp ứng những nhu cầu phát triển thể chất và tinh thần của con người. Dấu hiệu bản chất nhất của BTTC là sự lặp lại chỉ có thông qua lặp lại nhiều lần một hành động vận động nào đó mới có thể hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động KNKXVĐ và làm phát triển