Bài giảng Tiếng Việt thực hành (Chương trình đại học) - ĐH Phạm Văn Đồng

Bài giảng Tiếng Việt thực hành dành cho sinh viên bậc đại học, chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh. Bài giảng được chia thành 4 chương, đi từ việc cung cấp những kiến thức lý thuyết về các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và rèn luyện những kĩ năng liên quan về chúng, cụ thể như sau: Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản; Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn; Rèn luyện kỹ năng viết câu trong văn bản; Rèn luyện kỹ năng dùng từ trong văn bản. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI BÀI GIẢNG HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH BẬC ĐẠI HỌC Người biên soạn PHẠM THỊ QUYÊN QUẢNG NGÃI tháng 6 năm 2021 LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng Tiếng Việt thực hành dành cho sinh viên bậc đại học chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn Sư phạm tiếng Anh Ngôn ngữ Anh. Bài giảng được chia thành 4 chương đi từ việc cung cấp những kiến thức lý thuyết về các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và rèn luyện những kĩ năng liên quan về chúng cụ thể như sau - Chương 1 Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản. - Chương 2 Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn. - Chương 3 Rèn luyện kỹ năng viết câu trong văn bản. - Chương 4 Rèn luyện kỹ năng dùng từ trong văn bản. Đây là học phần thiên về thực hành. Cho nên trong quá trình học tập sinh viên cần kết hợp với tài liệu tham khảo có liên quan đặc biệt là các giáo trình về rèn luyện ngôn ngữ. 1 Chương 1 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN . Giao tiếp và văn bản . Giao tiếp . Khái niệm giao tiếp - Khi có ít nhất hai người gặp nhau và bày tỏ với nhau một điều gì đấy như niềm vui nỗi buồn mong muốn hay nhận xét nào đó về sự vật xung quanh thì giữa họ đã diễn ra một hoạt động giao tiếp. - Con người giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện ánh mắt nụ cười cử chỉ hình vẽ tiếng còi Tuy nhiên giao tiếp bằng những phương tiện trên rất hạn chế về nội dung. Phổ biến thuận tiện và hiệu quả hơn cả vẫn là giao tiếp bằng ngôn ngữ. Như vậy Giao tiếp là hành vi ngôn ngữ nhằm đạt đến một mục đích nào đó như trao đổi những cảm xúc ý nghĩ truyền đạt thông tin giữa con người trong cộng đồng xã hội. - Căn cứ vào phượng tiện sử dụng trong quá trình giao tiếp mà có hai cách hiểu về khái niệm này. Theo nghĩa rộng Giao tiếp là sự trao đổi giữa người này với người khác giữa cộng đồng này với cộng đồng khác về một điều nào đấy nhằm để hiểu biết lẫn nhau. Theo cách hiểu này con người dùng rất nhiều phương tiện khác nhau để giao tiếp. Theo nghĩa hẹp Giao tiếp là sự trao đổi giữa người này với người khác giữa cộng đồng này với cộng đồng khác .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.