Khoá luận này trình bày các phương pháp tính toán được sử dụng để chéo hoá Hamiltonian mô tả sự tương tác giữa polariton và phonon âm học, cụ thể là định lý Floquet. Tìm hiểu về hình thức luận lượng tử hoá lần hai trong cơ học lượng tử, quá trình phát xạ polariton LASER và sóng âm học bề mặt. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM KHOA VẬT LÝ TRẦN DƯƠNG ANH TÀI ĐƯỜNG TÁN SẮC CỦA EXCITON-POLARITON HAI CHIỀU TRONG TƯƠNG TÁC VỚI PHONON ÂM HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ TP. HỒ CHÍ MINH 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM KHOA VẬT LÝ TRẦN DƯƠNG ANH TÀI ĐƯỜNG TÁN SẮC CỦA EXCITON-POLARITON HAI CHIỀU TRONG TƯƠNG TÁC VỚI PHONON ÂM HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ MÃ NGÀNH 102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM NGUYỄN THÀNH VINH TP. HỒ CHÍ MINH 2018 Lời cảm ơn Đầu tiên tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn khoa học của tôi TS. Phạm Nguyễn Thành Vinh. Trong quá trình học tập tại khoa Vật Lí Trường Đại học Sư Phạm TPHCM tôi may mắn được làm việc với thầy khi còn là một sinh viên năm nhất. Thầy đã kiên trì hướng dẫn và tận tình giúp đỡ khi tôi vừa bắt đầu thực hiện đề tài nghiên cứu đầu tiên một điều hoàn toàn mới mẻ với một sinh viên năm nhất khi đó. Thầy không chỉ dạy tôi những kiến thức Vật Lí và kĩ năng cần thiết cho công việc nghiên cứu trong quá trình làm việc dưới sự hướng dẫn của thầy thầy còn dạy tôi nhiều bài học quý giá trong cuộc sống và luôn tạo điều kiện để tôi có thể phát triển bản thân một cách tốt nhất. Những bài học bổ ích ấy đã giúp tôi gặt hái được nhiều thành tích và có những trải nghiệm đáng nhớ trong suốt bốn năm đại học. Ngoài ra tôi cũng học tập ở thầy về thái độ làm việc nghiêm túc cách làm hiệu quả và một số kĩ năng mềm. Suốt quãng thời gian thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp thầy luôn động viên khích lệ tinh thần giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Khoá luận tốt nghiệp này có thể sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu những nhận xét góp ý của TS. Nguyễn Duy Vỹ Viện Vật Liệu Tiên Tiến Trường Đại học Tôn Đức Thắng và TS. Tomotake Yamakoshi Viện Khoa học LASER Trường Đại học Điện Tử Viễn Thông Institute for Laser Science University of Electro Communications . Những nhận xét phản biện này không