Nghiên cứu này trình bày phương pháp xác định độ lỗ rỗng hữu hiệu bằng phương pháp thí nghiệm ngoài thực địa ở khu vực gần ranh giới mặn nhạt NDĐ tầng qp1 tại xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương, sau đó chỉnh lý tính toán bằng phương pháp mô hình số sử dụng mô hình Modflow và MT3D. Mời các bạn cùng tham khảo! | Bài báo khoa học Xác định đỗ lỗ rỗng hữu hiệu tầng chứa nước Pleistocen khu vực huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương bằng phương pháp thực nghiệm và mô hình số Hoàng Văn Duy1 Nguyễn Trung Hiếu2 Tống Thanh Tùng3 Đoàn Thu Hà4 1 Viện Khoa học Tài nguyên nước hoangduydctv@ 2 Trường Đại học Thủy lợi 3 Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc thanhtungtv51@ 4 Trường Đại học Thủy lợi thuha_ctn@ Tác giả liên hệ thuha_ctn@ Tel. 84 948172299 Ban Biên tập nhận bài 12 5 2021 Ngày phản biện xong 29 7 2021 Ngày đăng bài 25 10 2021 Tóm tắt Độ lỗ hổng hữu hiệu n0 là một trong những thông số địa chất thủy văn chuyên môn quan trọng có ý nghĩa xác định mức độ lan truyển nhanh hay chậm các vật chất gây ô nhiễm nhiễm mặn trong nước dưới đất. Khu vực Hải Dương với mức độ mặn nhạt nước dưới đất đan xen nhau rất phức tạp lưu lượng khai thác nước dưới đất tăng lên theo thời gian là nguyên nhân gây xâm nhập mặn đã được lựa chọn là khu vực nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thí nghiệm bơm nước và ép dung dịch muối ở gần ranh giới mặn nhạt nước dưới đất và bằng cách sử dụng mô hình Modflow và MT3D đã xác định được độ lỗ hổng hữu hiệu tầng Pleistocen qp1 tại khu vực xã Cẩm Hoàng huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương bằng 0 23. Từ khoá Nhiễm mặn Hút nước thí nghiệm Dung dịch chất chỉ thị Độ lỗ rỗng hữu hiệu Mô hình số. 1. Đặt vấn đề Một trong các thông số địa chất thuỷ văn quan trọng cần được xác định khi điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất là độ lỗ hổng hữu hiệu n0 đó là phần lỗ hổng của đất đá chứa nước có khả năng cho nước đi qua. Nghiên cứu xác định được độ lỗ hổng hữu hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán dịch chuyển của ranh giới mặn nhạt của tầng chứa nước tính toán khả năng lan truyền vật chất trong môi trường nước dưới đất nhằm đánh giá khả năng tốc độ nhiễm bẩn. Khu vực thành thành phố Hải Dương nơi nước dưới đất có nguy cơ xâm nhập mặn và nhiễm bẩn rất cao việc nghiên cứu xác định độ lỗ hổng hữu hiệu là