Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình dự đoán cấu trúc đường kính của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài (trường hợp rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên)

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự đoán cấu trúc đường kính của rừng tự nhiên nhiệt đới hỗn loài (trường hợp rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên)” được thực hiện nhằm góp phần giải đáp những vướng mắc, tạo dựng căn cứ khoa học để đề xuất các biện pháp trong kinh doanh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - LÝ THỊ NGÂN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN CẤU TRÚC ĐƯỜNG KÍNH CỦA RỪNG TỰ NHIÊN NHIỆT ĐỚI HỖN LOÀI TRƯỜNG HỢP RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÝ THỊ NGÂN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN CẤU TRÚC ĐƯỜNG KÍNH CỦA RỪNG TỰ NHIÊN NHIỆT ĐỚI HỖN LOÀI TRƯỜNG HỢP RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN CON HÀ NỘI - 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khi quản lý sử dụng một hệ sinh thái rừng chúng ta phải chú ý đến hai nhóm nhân tố giới hạn các nhân tố bên trong hệ thống và các nhân tố bên ngoài phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế xã hội. Cơ sở để quản lý rừng bền vững chính là các kiến thức bên trong của hệ sinh thái rừng. Phương pháp quản lý rừng truyền thống ở các nước tiên tiến đều dựa trên định nghĩa về quot rừng chuẩn quot tức là mô hình rừng có cấu trúc phù hợp nhất với mục đích quản lý kiến thức về quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên của rừng sự cần thiết phải bảo toàn độ phì của đất và tính đa dạng sinh học kiến thức về năng suất của các lập địa và các loài cây kinh doanh. Cần phải xác định rằng đối với rừng hỗn loài lá rộng thường xanh nhiệt đới thì không phải dễ dàng để xác định và thực hiện được các yếu tố trên. Tính không đồng nhất về không gian và thời gian của rừng hỗn giao nhiệt đới trong đó nhiều giai đoạn khác nhau của diễn thế cùng tồn tại bên cạnh nhau đã được nhiều tác giả nhấn mạnh. Sự không đồng nhất này là kết quả của quá trình tiến hoá và cạnh tranh lâu dài của các loài phụ thuộc vào các điều kiện lập địa đất đai và khí hậu . Tuy nhiên lập địa không nhất thiết là yếu tố quyết đinh về thực chất cấu trúc của rừng không phải lúc nào cũng thay đổi nếu có sự thay đổi về đất và khí hậu. Ví dụ đơn giản này nói lên sự khó khăn trong việc phân loại rừng để xây .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
16    66    3    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.