Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Bước đầu đánh giá một số mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn thuộc dự án RENFODA và đề xuất các biện pháp kỹ thuật phát triển cho vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tổng kết và đánh giá được tỷ lệ sống, sinh trưởng và chất lượng cây trồng trong một số mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình trong dự án RENFODA. Đề xuất được các mô hình và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ có triển vọng cho vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - LÊ VĂN BÌNH BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN THUỘC DỰ ÁN RENFODA VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN CHO VÙNG HỒ THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Võ Đại Hải Hà Nội - Năm 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà đã được Bộ Lâm Nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quan tâm từ khi tiến hành khảo sát xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình. Cho đến nay đã có nhiều phương án quy hoạch dự án đầu tư xây dựng rừng phòng hộ được triển khai như Dự án đầu tư xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà 1990 Dự án phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc 1995 trong đó diện tích rừng phòng hộ được xác định là ha với 3 mức độ phòng hộ rất xung yếu ha phòng hộ xung yếu ha phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình ha. Điều đó cho thấy rừng phòng hộ đầu nguồn vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình đã được quan tâm rất lớn. Theo TS. Lưu Danh Doanh thuộc Trung tâm quản lý và khảo sát môi trường thì Lưu vực sông Đà và hồ chứa Hoà Bình thuộc khu vực có cường độ xói mòn vào loại mạnh nhất so với các lưu vực sông khác ở nước ta. Trung bình hàng năm trên 1km2 bị mất đi khoảng tấn đất màu. Mức độ bồi lắng của hồ Hoà Bình thuộc loại nghiêm trọng . Từ thực tế trên trong những thập kỷ qua ngành Lâm nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp lâm sinh để sớm hình thành hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà trong đó giải pháp quan trọng là khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được đánh giá là kinh tế và hiệu quả nhất tiếp đến giải pháp trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Điều đáng quan tâm trong việc trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà đó là xác định tập đoàn cây trồng như thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu phòng hộ đầu nguồn vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế. Thực tế trong những năm qua việc nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng rừng phòng hộ trên địa bàn chưa được quan tâm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.