Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được một số cơ sở khoa học cho việc đề xuất kỹ thuật xử lý lâm sinh đối với rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi, nhằm phát triển rừng theo hướng bền vững và có hiệu quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN MINH CẢNH ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT XỬ LÝ LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI SAU KHOANH NUÔI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG VÀ BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN MINH CẢNH ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT XỬ LÝ LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI SAU KHOANH NUÔI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG VÀ BẮC KẠN CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM VĂN ĐIỂN HÀ NỘI 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ thuật xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi là nội dung còn ít được quan tâm trong kinh doanh rừng mặc dù phần lớn rừng sau khoanh nuôi đều chưa đạt tiêu chuẩn khai thác phải tiếp tục nuôi dưỡng rừng trong nhiều năm sau. Thực tế cho thấy rằng các trạng thái rừng tự nhiên hiện nay chủ yếu là những rừng đã bị khai thác kiệt khả năng tái sinh phục hồi kém giá trị kinh tế thấp nghèo về tính đa dạng sinh học. Hầu hết rừng tự nhiên Việt Nam là rừng nghèo một số địa phương đã áp dụng biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng đến nay đã kết thúc giai đoạn phục hồi. Do đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xử lý rừng sau khoanh nuôi đã trở thành xu thế tất yếu trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay nhằm phát triển kinh doanh rừng theo hướng ổn định lâu dài bền vững góp phần nâng cao năng suất chất lượng của rừng và nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng. Tuy nhiên quá trình phục hồi và phát triển rừng là một tiến trình bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp với chiều hướng và tốc độ phát triển khác nhau tuỳ thuộc vào lịch sử hình thành của từng đối tượng cũng như đặc điểm của hoàn cảnh và mức độ đa áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Chính vì vậy trong thực tế sau khi khoanh nuôi có hai tình huống phổ biến xảy ra là khoanh nuôi thành công và khoanh nuôi không thành công. Theo đó cũng có hai vấn đề đặt ra về mặt kỹ thuật đối với rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi là i - cần có những biện pháp kỹ thuật gì để xử lý