Nội dung chính của luận văn gồm: Động thái tầng cây cao: Động thái tổ thành loài cây; động thái nhân tố cấu trúc hình thái theo mặt phẳng ngang (N/D); động thái nhân tố cấc trúc hình thái theo mặt phẳng đứng ( N/H); động thái D, H, G, M; Động thái tái sinh rừng: Động thái tổ thành loài cây; sự dịch chuyển cỡ kính; sự dịch chuyển chiều cao; biến đổi phẩm chất cây; biến đổi về chất lượng cây. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - LÊ THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SỸ Hà Nội - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - LÊ THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. TRẦN HỮU VIÊN 2. TS. PHẠM VĂN ĐIỂN Hà Nội 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh thuộc rừng sản xuất là nguồn chủ yếu cung cấp gỗ lớn cho sản xuất công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay và trong tương lai nhu cầu gỗ lớn ngày một tăng nhanh và luôn ở mức vượt khả năng cung cấp hiện có của rừng tự nhiên. Mặc dù vậy nguồn cung cấp gỗ lớn trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh thuộc rừng sản xuất vẫn đang có nguy cơ bị suy giảm cả về diện tích sản lượng và chất lượng trong khi Nhà nước đã giảm lượng khai thác gỗ hàng năm xuống mức tối thiểu. Để ngành Lâm nghiệp có thể góp phần tích cực vào chiến lược phát triển kinh tế quốc gia ngoài nhiệm vụ quan trọng là nhanh chóng ổn định các lâm phần rừng sản xuất còn phải nâng cao năng suất và sử dụng rừng bền vững. Cơ sở quan trọng cho hoạt động quản lý và sử dụng rừng bền vững là những hiểu biết về hệ sinh thái rừng đặc biệt là những hiểu biết về cấu trúc và tái sinh rừng bởi vì cấu trúc và tái sinh là những chỉ tiêu trung thực biểu thị cả hình thái bên ngoài và nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Vì vậy những kết quả nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng luôn giữ vai trò như là nền tảng của bất kỳ biện pháp kỹ thuật lâm sinh nào nhằm không ngừng nâng cao sản lượng chất lượng và các chức năng có lợi của rừng. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng thường được gắn liền với nghiên cứu về tái sinh rừng. Bởi vì một trong .