Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích mối liên hệ giữa sinh trưởng của Bạch tùng với những yếu tố khí hậu và những yếu tố môi trường khác để giúp cho việc xác định đặc tính sinh thái của Bạch tùng. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HỒ THANH TUYỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA BẠCH TÙNG Dacrycarpus imbricatus Blume Ở KHU RỪNG PHÒNG HỘ LA NGÀ TỈNH BÌNH THUẬN CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC . NGUYỄN VĂN THÊM Hà Nội 2011 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đă ̣t vấ n đề Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp. Sự cân bằng và ổn định của rừng được duy trì bởi nhiều yếu tố mà sự hiểu biết của con người còn rất hạn chế. Nhưng con người trong quá trình sống đã vô tình hoặc cố ý hủy hoại những nguồn tài nguyên thiên nhiên những giá trị này đôi khi không thể hoàn trả lại được. Kết quả đã làm cho nhiều loài cây gỗ quí hiếm cây bản địa cây có giá trị cao về kinh tế bị đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy trước khi những tài nguyên bị cạn kiệt không thể phục hồi cần phải nghiên cứu về thiên nhiên tính đa dạng sinh học của thiên nhiên để có thế bảo vệ quản lý sử dụng một cách bền vững. Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà tỉnh Bình Thuận tiền thân là Ban quản lý rừng phòng hộ Trị An trước đây là một khu rừng tự nhiên tương đối giàu có và tính đa dạng sinh học cao có nhiều loài cây quý hiếm và những loài có giá trị kinh té. Một trong những loài thực vật giá trị kinh tế cần được nghiên cứu bảo vệ ở Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà là loài cây Bạch hiện nay diện tích chất lượng trữ lượng rừng cũng như dự đa dạng sinh học đã giảm sút do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạch tùng Thông lông gà Thông nàng White pine là một trong những loài cây có giá trị cao về kinh tế. Gỗ có màu vàng nhạt hay hơi nghệ sáng màu không có ống tiết thớ thẳng mịn mềm gỗ nhẹ tỷ trọng 0 46 0 57 dễ gia công nên rất được ưa chuộng để dùng làm đồ gia dụng trong gia đình làm nhà đóng hòm. Để bảo tồn và phát triển loài Bạch tùng có hiệu quả cao cần phải có những hiểu biết tốt về đặc tính sinh thái học của loài cây này. Trước đây các nghiên cứu về rừng ở Ban