Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả sinh thái và kinh tế tiềm tàng của rừng phòng hộ đầu nguồn tại Hoà Bình

Phương hướng của đề tài là xác định những chỉ tiêu biểu thị hiệu quả sinh thái và kinh tế tiềm tàng của rừng phòng hộ đầu nguồn, thông qua khả năng hoặc lợi ích lớn nhất mà rừng có thể gây ảnh hưởng về sinh thái và kinh tế trong điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hiện có. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - DƯƠNG THANH HẢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SINH THÁI VÀ KINH TẾ TIỀM TÀNG CỦA RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TẠI HOÀ BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay việc xác định đầy đủ giá trị của rừng đặc biệt là giá trị sinh thái và giá trị kinh tế đã trở thành một vấn đề cần thiết và hấp dẫn trên khắp toàn cầu. Vấn đề này càng bức bách và chứa đựng tầm quan trọng nổi bật khi nguy cơ suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt ở nhiều nơi theo hướng bất lợi cho con người. Để xác định giá trị của rừng một trong những hướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học là đánh giá hiệu quả sinh thái và kinh tế tiềm tàng của rừng phòng hộ đầu nguồn - một loại rừng có diện tích khá lớn ở Việt Nam. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn hiệu quả sinh thái được thể hiện rõ nét qua ảnh hưởng của nó đến nguồn nước xói mòn đất và không khí còn hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua khả năng cung cấp lâm sản hoặc dịch vụ môi trường rừng cho kinh doanh. Tất cả những khả năng này cần được biểu hiện thông qua những chỉ tiêu định lượng có thể xác định để làm cơ sở cho việc so sánh đánh giá và đề ra những giải pháp phù hợp nhằm phát huy tối đa các lợi ích của rừng. Mặc dù vậy cho đến nay ở vùng phòng hộ đầu nguồn Hòa Bình những nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế ít ỏi và chưa được hệ thống. Điều này được thể hiện như sau - Nghiên cứu đồng thời về hiệu quả sinh thái và kinh tế của rừng còn hạn chế. - Đối tượng rừng nghiên cứu còn ít chưa lựa chọn đầy đủ các trạng thái thực bì rừng khác nhau với các mức độ suy thoái phục hồi hoặc diễn thế khác nhau. - Ít nghiên cứu định lượng nên chưa đủ cơ sở khoa học cho việc so sánh phân hạng rừng theo hiệu quả sinh thái và kinh tế. 2 Hạn chế này đã làm chậm tiến trình xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng lượng giá rừng chưa thúc đẩy quá trình quản lý rừng bền vững ở khu vực. Để góp phần giải quyết vấn đề trên đề tài Đánh giá

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.