Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu diễn biến một số yếu tố môi trường rừng dưới tác động của các công thức sử dụng đất thuộc dự án RENFODA khu vực xung yếu vùng ven hồ sông Đà

Luận văn này nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức sử dụng đất thuộc dự án RENFODA đến một số yếu tố môi trường rừng nhằm làm nâng cao chất lượng rừng trồng và cải thiện môi trường. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chính của luận văn này. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - TRẦN TRUNG THÀNH NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG RỪNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG THỨC SỬ DỤNG ĐẤT THUỘC DỰ ÁN RENFODA KHU VỰC XUNG YẾU VÙNG VEN HỒ SÔNG ĐÀ Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC . NGÔ ĐÌNH QUẾ Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng đầu nguồn sông Đà là vùng phòng hộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Trong những năm qua cùng với việc xây dựng đập Hoà Bình là việc khai thác rừng bừa bãi tập quán đốt nương làm rẫy và phương thức sử dụng đất không hợp lý. Rừng nơi đây đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái kinh tế xã hội và đời sống cộng đồng trong khu vực. Hậu quả là tài nguyên rừng bị cạn kiệt lượng xói mòn đất rửa trôi lắng đọng xuống lòng hồ ngày càng gia tăng. Do vậy việc phục hồi bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực xung yếu ở Việt Nam nói chung và ở khu vực vùng lòng hồ sông Đà nói riêng đang là vấn đề cấp bách trong những năm gần đây. Theo Đặng Huy Huỳnh 1990 diện tích lưu vực hồ Hoà Bình là ha trong đó diện tích rừng trên lưu vực chỉ còn ha. Lượng bùn cát lắng đọng hàng năm do mưa bão trượt lở trung bình khoảng 83 6 triệu tấn. Với tốc độ đó sau 25 năm lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình sẽ mất 60 dung tích chính. Theo TS. Lưu Danh Doanh thuộc Trung tâm quản lý và khảo sát môi trường thì Lưu vực sông Đà và hồ chứa Hoà Bình thuộc khu vực có cường độ xói mòn vào loại mạnh nhất so với các lưu vực sông khác ở nước ta. Trung bình hàng năm trên 1km2 bị mất đi khoảng - tấn đất màu. Mức độ bồi lắng của hồ Hoà Bình thuộc loại nghiêm trọng . Như ta đã biết để hình thành nên 1mm đất mặt thì phải mất một khoảng thời gian là 100 năm. Do vậy kiểm soát sự mất đất do xói mòn là một việc làm trở nên vô cùng cần thiết. Các nghiên cứu xói mòn đất ở nước ta được tiến hành từ những năm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.